Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Xây dựng website, hệ thống chatbot và chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH MTK logistics (Trang 33 - 34)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2 Kinh tế xã hội

Sự phát triển của nên kinh tế hội nhập kéo theo đó là sự gia tăng về nhu cầu của người tiêu dùng dẫn đến sự tăng trưởng thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế. Trong nhiều năm đổ lại đây, hàng ngàn sản phẩm đã được nghiên cứu, sản xuất để đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống. Các sản phẩm này hiện đang được bán và phân phối cho người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường ngày càng mở rộng nhưng đầy thách thức này nhiều nhà kinh doanh đã tăng quy mô và cho ra đời nhiều loại sản phẩm và dịch vụ mới. Vận hành nhiều nhà máy đang thay cho

việc chỉ vận hành một nhà máy. Việc phân phối sản phẩm từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu dùng đang trở thành một yếu tố cấu thành quan trọng trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của nhiều quốc gia làm cho thị trường dịch vụ Logistics phát triền nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao.

Lưu lượng hàng hóa chuyển dịch qua các khu vực tăng trung bình 16%-18% trên năm. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trung bình 16%/năm. Bên cạnh đó Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do, với hơn 60 đối tác thương mại, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa KÌ,.. với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa mạnh. Ngoài ra, thị trường bán lẻ Việt Nam tăng trưởng trung bình 20%-25% trên năm. Các yếu tố này đã đưa Việt Nam vào bản xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapre, Malaysia và Thái lan. Với tốc độ phát triển hằng năm đạt từ 16% - 20%, Logistics là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Xây dựng website, hệ thống chatbot và chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH MTK logistics (Trang 33 - 34)