Vỏ tua bin; 2 Van hơi chính 3a, 3b, 3c Các van điều chỉnh cho các cụm II, III, IV.

Một phần của tài liệu bài giảng tuốc bin hơi tàu thủy (Trang 44 - 46)

Phương pháp điều chỉnh này được thực hiện theo các bước sau: Trong tua bin người ta lắp vài nhóm thiết bị dãn nở (như hình 4.7). Khả năng thay đổi công suất của tổ hợp - Trong các trường hợp điêù chỉnh theo khối lượng- có thể được thực hiện ngắt quãng. Ở những giá trị công suất trung bình của tua bin có thể điều chỉnh bằng tiết lưu toàn bộ lượng hơi qua van ma nơ hoặc trên các van của các cụm thiết bị dãn nở. Phương pháp điều chỉnh hỗn hợp này có ưu điểm là điều chỉnh không lớn lắm.

Đồ thị ở hình 4.7 lấy được trong quá trình thực hiện điều chỉnh ở sơ đồ hình 4.6. Ở giai đoạn đầu khi các van 3a, 3b, 3c đóng hoàn toàn, lượng hơi qua cụm I đạt giá trị lớn nhất là G1. Cũng có thể cho tiét lưu bằng van ma nơ 2 và lúc này quan hệ giữa áp suất dòng hơi trước cụm I với G được biểu thị bằng đoạn GA1. Nếu như chúng ta muốn tăng lưu lượng dùng hơi thì mở hết van 3a để đưa cụm II vào làm việc. Lúc này lưu lượng dòng hơi tăng từ G1 đến G1 + G2 và điều chỉnh được thực hiện bằng tiết lưu quan van 2 - đoạn B1A2. Ở đây chúng ta cần lưu ý một điều là nếu như van 3a được mở hoàn toàn ngay từ ban đầu thì dòng hơi dùng điều chỉnh là từ O đến G1 + G2 như vậy trên đồ thị phải là đoạn OA2. Qua đó thấy rằng về mặt năng lượng được tận dụng hơn (do giảm được tổn thất) nếu điều chỉnh dọc theo đường gấp khúc OA1, B1, A2... Tiếp tục mở các van 3b và 3c thì quá trình xảy ra tương tự.

Tiết lưu không xảy ra tại các điểm say đây của đặc tính điều chỉnh A1, A2, A3, A4 có nghĩa là tất cả các van ma nơ và các van điều chỉnh 3a, 3b, 3c để mở hoàn

toàn.

Ví dụ: Nếu như lượng hơi tức thời qua tua bin là Gx

(kg/s) G1 + G2 < Gx < G1 + G2 + G3 + G4 thì trước cụm I, II, III sẽ có một áp suất là Px. Do kết quả đóng một phần van ma nơ nên áp suất có trong van ma nơ này sẽ giảm đi một giá trị là ∆Pzm, độ giảm áp suất ở cấp điều chỉnh thứ I là ∆Pr, độ giảm áp suất của các cấp còn lại của tua bin là ∆P.

Trong trường hợp điều chỉnh hỗn hợp với tiết lưu tại các van điều chỉnh thì cũng hoàn toàn giống như đã thu được trên hình 4.7. Qua cụm I là G1 và sự điều chỉnh của dòng hơi trong khoảng từ O đến G1 được thực hiện trong van ma nơ. Đặc tính điều chỉnh trước cụm I được thể hiện dọc theo đường gấp khúc OA1A2. Ở đây chúng ta cần lưu ý đối với khoảng O-G1 thì thực hiện trong van ma nơ. Đặc tính điều chỉnh trước cụm I được thể hiện dọc theo đường gấp khúc OA1A2. Ở đây chúng ta cần lưu ý đối với khoảng O-G1 thì đặc tính này hoàn toàn giống đặc tính trên hình 4.6

và quá trình là đoạn thẳng OA1. Nếu chúng ta cần tăng lưu lượng lớn hơn G1 thì mở van điều chỉnh 3a với điều kiện mở hoàn toàn van manơ 2. Trước cụm I vẫn chế ngự một áp suất P0, trước cụm II thì áp suất sẽ thay đổi dọc theo đường đặc tính A'1, A'2, A'4. Tương tự khi mở van 3b (thì đặc tính trước cụm III là A'2A3A4) mở van 3c (thì đặc tính trước cụm IV là đường A'3A4).

Áp suất hơi trước các cụm II, III, IV thay đổi dọc theo đường đặc tính A1'' A2A4, A2''A3A4, A3''A4. Ví dụ: Lưu lượng dòng hơi tức thời qua tua bin là Gx (kg/s)

G1 + G2 < Gx < G1 + G2 + G3 + G4

Áp suất hơi trước cụm I và cụm II là P0 và trước cụm II là Px, đến tua bin với dòng hơi không tiết lưu là G1 + G2 (kg/s) còn tiết lưu trong van 3b là Gx - (G1 + G2), (kg/s). Sự giảm áp suất trong cấp điều chỉnh 3b là

∆Pz'r. Sự giảm áp suất trong các cấp còn lại của tua bin với Gx là ∆P.

Quá trình tiết lưu hơi trong các van điều chỉnh được tận dụng hơn trong van ma nơ 2, bởi vì các van điều chỉnh này thực hiện bằng tay dễ dàng hơn so với van 2.

Điều chỉnh công suất bằng phương pháp chất lượng cùng với số lượng rất được ứng dụng cho các tua bin chính của tàu hàng.

Hình 4.7. Đồ thị (lý thuyết) sự thay đổi áp suất của hơi nước và sau cấp điều chỉnh hỗn hợp.

4. Điều chỉnh công suất tua bin theo phương pháp nối tiếp

Với mục đích cần tăng công suất của tua bin thì một phần hơi mới chúng ta không dẫn vào cấp thứ nhất mà dẫn vào các cấp tiếp theo đó.

Khi mở van điều chỉnh 1 (hình 4.8) hơi sẽ đi đến tầng điều chỉnh sau đó đi qua toàn bộ tua bin, với mục đích cần tăng công suất tua bin thì ta mở tiếp van số 2, lượng hơi đến tua bin được tăng lên (tầng thứ 2 sau tầng kectic). Tiếp tục mở van 3 thì thêm một lượng hơi tức khắc đến tầng thứ 4. Trong trường hợp dẫn hơi mới qua các van phụ (van nối tiếp) trước tầng thứ 4 thì áp suất sẽ tăng từ giá trị P1 đến P'1 , cùng với sự tăng dòng hơi qua tầng tiếp theo ở tỷ số P'1/P1 là sự giảm nhiệt trên các tầng nhất định.

Ở tầng thứ nhất sẽ giảm một phần dòng hơi và giảm sự tổn thất nhiệt, nhưng khi có lượng hơi phụ qua van 2 hoặc van 3 thì toàn bộ công suất tăng lên.

Trên các tàu đặc biệt (tàu chiến chẳng hạn) yêu cầu tua bin làm việc với thời gian dài ở dải công suất thấp. Để đảm bảo an toàn ở vận tốc kinh tế và để chắc chắn đạt hiệu suất tốt ở dải công suất thấp thì kết cấu trong tua bin cao áp phải có các tầng đặc biệt, mà ta gọi là các tầng của dải công suất thấp.

Trong hành trình với vận tốc kinh tế hoặc trong thời gian làm việc ở chế độ toàn bộ hay một phần công suất thì hơi phải qua các tầng đặc biệt.

Phương pháp điều chỉnh này gọi là phương pháp điều chỉnh nối tiếp cùng với các tầng của công suất thấp.

Hiện nay tồn tại hai loại kết cấu khác nhau đó là điều chỉnh nối tiếp ở bên trong và điều chỉnh nối tiếp ở bên ngoài.

5. Điều chỉnh công suất của tua bin theo phương pháp hỗn hợp

Trong thực tế điều chỉnh công suất của tua bin thỉnh thoảng chúng ta gặp các hệ thống điều chỉnh hỗn hợp bao gồm hai hoặc nhiều các phương pháp trên.

Các phương pháp điều chỉnh phụ thuộc vào các loại tàu và mục đích sử dụng của tàu. Trong trường hợp các tàu khách, ngoài công suất khai thác để đạt được một công suất khai thác, có lúc cần công suất để ma nơ, để đạt được công suất này chúng ta có thể ứng dụng phương pháp điều chỉnh số lượng đồng thời với điều chỉnh chất lượng. Còn khi cần công suất cực đại thì điều chỉnh theo phương pháp nối tiếp.

Câu hỏi ôn tập

15. Trình bày các yêu cầu về dầu nhờn và hệ thống dầu nhờn bôi trơn tua bin hơi. Đọc bản vẽ về hệ thống dầu nhờn bôi trơn tua bin hơi ?

16. Trình bày các cách sấy tua bin hơi ?

17. Trình bày các phương pháp điều chỉnh công suất tua bin hơi?

CHƯƠNG 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KHAI THÁC VẬN HÀNH TUA BIN HƠI5.1. Chuẩn bị và đưa tua bin vào hoạt động

Một phần của tài liệu bài giảng tuốc bin hơi tàu thủy (Trang 44 - 46)