Định hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 33 - 34)

5. Bố cục đề tài

1.3.4. Định hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro

Tại Hội sở chính:tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.

Tại chi nhánh:Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng …) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).

Với mô hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộphận phân tích tín dụng.

Bộphận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổsung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng… Trên cơ sở thông tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộcác nội dung từtình hình chung vềkhách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách hàng lên người phê duyệt tín dụng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

- CHI NHÁNH HUẾ

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)