Những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Sà

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 61)

5. Bố cục đề tài

2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Sà

Nhiệm vụquản lý rủi ro sẽtiếp tục được đẩy mạnh nhưng không chỉ dừng ở chỗ phát hiện và yêu cầu khắc phục mà còn phải phân tích nguyên nhân, đềxuất biện pháp giải quyết thích hợp và triệt để. Bên cạnh những kết quả đãđạt được, Sacombank Huế vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quảhoạt động tín dụng nói riêng.

CBTD thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay. Với khối lượng công việc lớn, các CBTD tại Sacombank Huế chỉ đang chú trọng vào việc thẩm định trước khi cho vay mà không quan tâm đúng mức đến quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Dẫn đến một sốkhách hàng sửdụng vốn sai mục đích, không đảm bảo được khả năng trảnợ khi đến hạn.

Quá chú trọng vào TSĐB của khách hàng mà không chú ý đến khả năng trả nợ. Một số khách hàng sở hữu TSĐB có giá trị cao, đa số lại vay vốn tiêu dùng phục vụ đời sống, không có công việc và nguồn thu nhậpổn định dẫn đến không có khả năng trảnợ vay khi đến hạn.

CBTD chịu áp lực hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh ảnh hưởng rất nhiều đến các công tác trước trong và sau khi cấp tín dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Đồng thời CBTD cùng một lúc phải làm rất nhiều công việc để hoàn tất một hồ sơ tín dụng như tìm kiếm khách hàng, tiếp thị, tư vấn, thẩm định, lập hồ sơ, hỗ trợ khách hàng các thủtục pháp lý… và quản lý khách hàng sau khi cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)