Thực trạng hoạt động quản trị RRTD

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 57 - 59)

5. Bố cục đề tài

2.2.3. Thực trạng hoạt động quản trị RRTD

Quy trình cấ p tín dụ ng tạ i Ngân hàng Sài Gòn Thư ơ ng Tín- CN Thừ a Thiên Huế

Sơ đồ2.2. Quy trình tín dụng tại Sacombank Huế

(Nguồn: Phòng Kiểm soát rủi ro Sacombank Huế)

Đểnhận biết sớm RRTD, hồ sơcủa khách hàng phảiđược thẩmđịnh qua hai phòng (Phòng kinh doanh và phòng quản lý RRTD)

Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu tín dụng của khách hàng

Cán bộquan hệkhách hàng sau khihướng dẫn vàtưvấn cho khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng sẽtiến hành thẩm định sơ bộhồ sơ xin cấp tín dụng đó. Mẫu hồ sơ xin cấp tín dụng đã được ngân hàng lập sẵn, trong đó yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin chi tiết phục vụcho việc thẩm định tín dụng sau này. Các thông tin và tài liệu cung cấpnhưthông tincơbản vềkhách hàng, tình hình tài chính hiện tại, mụcđíchvay,

49 hồ sơtài sản thếchấp,cơsởhoàn trảlãi, gốc và kếhoạch trảnợsẽ được CBTD sửdụng nhiều kênh khác nhau đểkiểm tra, đánh giá tính hợp pháp và hợp lệ.

Thẩm định hồ sơ

Tiếp theo, CBTD tiếp tục tiến hành thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ trongtươnglai có liên quanđến khoản tín dụng mà khách hàngđangxin vay. Ngân hàng đãđưa ra hệthống các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng đểphân tích, thẩm định vềdựán vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn thực sự, tính khảthi, hiệu quảcủa phương án vay vốn, khả năngtrảnợ,định giáTSĐBvà những rủi ro có thểxảy rađểsàng lọc hồ sơxin cấp tín dụng một cách hiệu quả.Căn cứtrên kết quảcủa việc xếp hạng tín dụng khách hàng cùng toàn bộhồ sơ xin cấp tín dụng, CBTD sẽlập tờ trình thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng (thông thường là cấp lãnh đạo phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch).

Tuy nhiên, kết quả sau đóphảiđược chuyểnđến Phòng quản lý rủi rođểthẩmđịnh RRTDđộc lập theo quy định của ngân hàng. Phòng quản lý rủi ro sẽ xem xétđến các giới hạn quản lý rủi ronhưcác tỷlệbảođảm an toàn theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước, tỷlệ cơ cấu tín dụng theo loại bảo đảm, kỳhạn... theo quyđịnh của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. Trong trường hợp khoản vay quá lớn, cần phải qua sựthẩmđịnh và xét duyệt của Hộiđồng tín dụng thì CBTD cũngphải phối hợp cùng Phòng quản lý rủi ro thực hiện báo cáo kết quảthẩmđịnhtrước Hội sởgần nhất.

Phê duyệt

Căn cứ trên tờ trình thẩm định của CBTD và báo cáo kết quảthẩm định độc lập trên, quyết định phê duyệt hoặc từchối hồ sơ xin cấp tín sẽchính thứcđượcđưara.

Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết

Khi ngân hàng và khách hàng ký kết hợpđồng cho vay thì quá trình giải ngânđược bắt đầu khi khách đồng ý ký vào giấy nhận nợ, đồng thời TSĐB cũng phải được đáp ứng. Việc giải ngân buộc phải có sựphê duyệt của cấp lãnhđạo phòng trởlên.

Các khoản tín dụng có thể được giải ngân thành nhiều lần khác nhau do thời gian dài, giá trị khoản vay quá lớn hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Vì vậy, trong trường hợp này nguyên tắc quản trị rủi ro là phải theo dõi chặt chẽgiữa các lần giải ngân để nhận

50 biết kịp thời các dấu hiệu bất thường: khách hàng rút lượng tiền lớn bất thường hoặc liên tục, các khoản nợ khác của khách hàng này có dấu hiệu khó đòi, những biến động lớn gây bất lợi cho ngành kinh doanh của khách hàng.

Quản lý và thu hồi nợ

Sau khi giải ngân, việc vạch ra cho khách hàng kế hoạch trả nợ định kỳ là điều rất cần thiết, ngoài ra các CBTD cần quản lý chặt chẽviệc sửdụng vốn, phát hiện kiệp thời các trường hợp sựdụng vốn sai mục đích hay có sự biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm có những biện pháp cơ cấu cũng như thu hồi nợ kịp thời. CBTD sẽ phối hợp cùng với khách hàng tìm ra hướng giải quyết nếu tình trạng khách hàng gặp khó khăn về tình hình tài chính. Mặt khác nếu như khách hàng cố ý trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, thiếu thiện chí hay không hợp tác thì CBTD sẽ xử lý khoản nợ đó theo quy định của pháp luật.

Tất toán và lưu hồ sơ

Khi việc thu hồi nợ gốc lẫn lãi được hoàn thành theo như kế hoạch, khách hàng sẽ đến gặp CBTD để tất toán hồ sơ vay, CBTD sau đó sẽ kiểm tra hồ sơ theo như các quy chuẩn của Ngân hàng Nhà Nước và thực hiện việc lưu trữ hồ sơ. Mục đích của việc nàylà để dự phòng khi có phát sinh các tranh chấp xảy ra cũng như kiểm tra tính chấp hành quy trình cấp tín dụng sau này.

2.3. Đánhgiá chung về hoạt độngquảntrị RRTD củaNgân hàng TMCP SàiGòn Thương Tín- CN Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)