Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, thì hiện tượng là một danh từ chỉ“hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật mà giác quan thu nhận được một cách trực tiếp” [19; tr. 157]. Riêng trong lĩnh vực văn học, sốlượng các nhà thơ nhà văn được gọi là hiện tượng cũng không ít, nhưng đã được xem là một hiện tượng văn học thì nhà thơ nhà văn ấy phải gây được tiếng vang, được nhiều người quan tâm và nhất là trong lĩnh vực văn chương phải có tầm ảnh hưởng đáng kể. Sự xuất hiện của họ phải có một ý nghĩa đặc biệt, tác phẩm phải có tính chất đặc sắc, có dấu ấn sâu đậm.
Năm 1917, Phạm Quỳnh sáng lập ra Nam Phong tạp chí, và bài của Tản Đà có trên tạp chí này từ số đầu tiên. Năm 1918, Phạm Quỳnh ca ngợi cuốn
Khối tình con I và phê phán cuốn Giấc mộng con, cả khen lẫn chê đều dùng những lời lẽ sâu cay, vô tình hay hữu ý lại biến Tản Đà trở thành một hiện tượng trên văn đàn. Thêm nữa, trong bài Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Đình Hượu cũng đã gọi Tản Đà là một hiện tượng. Bên cạnh Tản Đà, lịch sử
văn học Việt Nam đã từng ghi nhận những trường hợp nào cũng được gọi bằng danh xưng hiện tượng.
Những trường hợp được gọi là hiện tượng văn học xuất hiện trong mỗi thời kỳ văn học. Thời trung đại, phải nói ngay đến “đại biểu dân chủ nhất của văn học cổ Việt Nam”: nữsĩ HồXuân Hương, sự xuất hiện của bà đã mang đến cho nền văn học vốn cứng nhắc nay náo động bởi một phong cách tuyệt vời với những vần thơ ngồn ngộn sức sống mởra trường liên tưởng sâu rộng:
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa, Duyên em dính dáng tự bao giờ. Chành ra ba góc da còn thiếu, Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa, Mát mặt anh hùng khi tắt gió, Che đầu quân tửlúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng, Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
(Cái quạt – HồXuân Hương) Cùng hoạt động sáng tác trong khoảng đầu thế kỷ XX như Tản Đà, ở khu vực phía Nam có Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958), với 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, ông cũng được xem như một hiện tượng văn học Việt Nam. Gần đây hơn, nền văn học thời kỳĐổi mới cũng đã xuất hiện những hiện tượng. Nguyễn Huy Thiệp, với truyện ngắn Tướng về hưu ra mắt độc giả trên báo Văn nghệ năm 1987 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng văn học. Bên cạnh Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư cũng là một hiện tượng nổi bật của văn chương 10 năm đầu thế kỷ XXI. Xuất hiện trên văn đàn
năm 2000 với truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, Nguyễn Ngọc Tư ngay lập tức thu hút được sự chú ý của công chúng và nhận được Giải Nhất trong Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II. Với Tản Đà, ông trở thành hiện tượng theo chúng tôi bởi những lẽsau đây: