Như vậy, Tản Đà quảhay mơ đến chốn tiên, phải chăng khi thoát ly hẳn cuộc sống trần gian, tìm đến nơi cõi trời, ông hi vọng sẽ có người trọng tài và hiểu được những hoài bão lớn lao của mình. Thếnhưng ông Tản Đà vốn ngông, Trời thì chưa lên nhưng thư ông viết đã gây nên một phen náo loạn chốn thiên đình rồi:
Tình riêng trăm ngẩn mười ngơ Ngồi buồn lấy giấy viết thơ hỏi Trời.
Xem thơ, Trời cũng bật cười Cười cho hạ giới có người oái oăm.
(Trời mắng)
Hầu Trời, một bài thơ có thể gọi là tiêu biểu nhất cho giấc mộng lên tiên của Tản Đà, một chuyến đi được miêu tả chi tiết và vô cùng sống động, thể hiện ước vọng của một khách đa tình mong muốn được trọng vọng, được người đời hiểu được cái nhiệm vụ cao cả của bản thân. Thế nhưng Tản Đà vẫn một mực khẳng định đó không phải là “mơ mòng”, chuyện ông được lên tiên là chuyện hoàn toàn có thật:
Đêm qua chẳng biết có hay không, Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng. Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Thật được lên tiên –sướng lạ lùng.
Khổ đầu tiên là sự “sướng lạ lùng” thì khổ cuối cùng là “giọt sương rơi”, sự đối lập ấy đã cho thấy mong ước thoát ly của Tản Đà:
Hai hàng luỵ biệt giọt sương rơi Trong xuống trần gian vạn dặm khơi Thiên tiên ở lại, trích tiên xuống Theo đường không khí về trần ai.
(Hầu Trời)
Giấc mộng lên hầu ông Trời kết thúc gọn ghẽ trong một đêm, chỉ một đêm thôi mà khiến Tản Đà tiếc nuối vô hạn, tâm trạng đó khiến cho hồn ông tiếp tục mộng, lần này, ông mộng lên cõi tiên. Lưu Nguyễn vào Thiên thai là
một bài thơ làm theo điệu từ khúc, mượn ý của một tích xưa trong văn học Trung Quốc với phần lớn dung lượng bài thơ miêu tả cuộc gặp gỡ, kết duyên
và chia ly giữa hai nàng tiên nữ và Lưu Thần, Nguyễn Triệu. Một bức tranh tiên cảnh xa hoa nhưng cũng có phần quạnh quẽ khi thiếu vắng hơi người:
Nhà lan huệ, áo lụa là
Giường màn sẵn đó, ngọc ngà thiếu chi! Khắp sau trước nhìn đi ngoảnh lại Ngoài hai cô con gái còn ai? Toàn không một kẻ con trai Bạn trai chỉ có hai người là ta
(Lưu Nguyễn vào Thiên thai)
Thếnhưng, như một quy luận, “Ngày vui ngắn chẳng tày gang” (Truyện Kiều – Nguyễn Du), hai con người trần thế sớm đã chán cảnh thần tiên sực nức hương thơm và tiên nữ, sớm nhung nhớ cảnh cũ người xưa. Cuộc trở về tưởng chừng sẽ ngập tràn niềm vui, ấy vậy mà họ lại trở thành những người lạc lõng giữa cuộc đời thực, trơ trọi giữa cái thế gian mà họnghĩ là quê hương của mình. Phải chăng, Tản Đà đã dồn bút lực của một giấc mộng lên tiên không thành của mình vào hai dòng thơ cuối với một nỗi “bơ vơ chán nản cõi đời”:
Xa chẳng mấy, đến bên đường cái, Về đến làng không một ai quen. Bẩy đời con cháu lớn lên
Chỉ nghe cụ hái thuốc tiên không về. Buồn lúc ấy không quê không quán, Nỗi bơ vơ chán nản cõi đời.
Thôi thời cửa động đã cài then hoa.
(Lưu Nguyễn vào Thiên Thai) Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi Nửa năm tiên cảnh
Một phút trần ai
Uớc cũ duyên thừa có thế thôi Đá mòn, rêu nhạt.
Nước chảy, huê trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời! Trời đất từ nay xa cách mãi Cửa động
Đầu non Đừơng lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi .... (Tống biệt)
Trở lại với thực tế, năm 1942, Quách Tấn có dịp ghé thăm gia đình Tản Đà và có thu nhặt được ít di cảo của ông, trong đó có một câu lục bát được Tản Đà viết ở bìa một quyển sách cũ:
Cõi trần chẳng có Thiên Thai, Bỗng dưng trong lúc canh dài gặp tiên.
Quách Tấn kể lại rằng, theo lời của Trần Văn Lai, một người đệ tử của Tản Đà thì câu thơ trên làm ở Khê Thượng vào khoảng năm 1937. Số là ông Tản Đà nằm mộng thấy được gặp tiên nữ ở chốn bồng lai, nhưng chợt thấy gió nổi lên làm tỉnh mộng, ngồi dậy làm thơ chép mộng. Nhưng vừa viết được hai câu trên thì người nhà dậy làm ồn quá nên “tiên sinh bại hứng. Thành ra mộng dởdang mà thơ cũng dở dang” [7; tr. 141].
Như vậy, ta có thể hoàn toàn đồng ý với nhận định của Văn Tâm, rằng: “trí tưởng tượng về hạnh phúc cõi Bồng Lai của Tản Đà đã vượt xa tất cả những giấc mộng Bồng Lai của các nhà văn cổ kim khác. Sau này, hồi tưởng lại giấc mơ độc nhất vô nhị đó, Tản Đà đã cho rằng bình sinh chưa khi nào được khoái cảm như vậy.” [22; tr. 345]. Cũng chính lẽ đó mà chúng ta khá dễ hiểu khi Trương Tửu cũng có lần kể rằng, bài thơ Tản Đà yêu thích nhất chính là bài thơ Tây Thi hát trong buổi tiệc rượu của hai mỹ nhân thiên cổ và một “trích tiên” trong Giấc mộng con II:
Non xanh xanh. Nước xanh xanh,
Nước non như vẽ bức tranh tình Non nước tan tành,
Giọt lụy tràn năm canh! Đêm năm canh,
Lụy năm canh, Nỗi niềm non nước, Đốai quên cho đành? Quên sao đành?
Nhớsao đành? Trần hoàn xa cách.
Bồng lai non nước xanh xanh!
Bài thơ yêu thích nhất của Tản Đà lại là bài hát của nàng Tây Thi vắn số trong Giấc mộng con II, đó cũng chính là một biểu hiện cho thấy Tản Đà trân quý những giấc mộng của mình như thế nào. Khi gặp Tây Thi và Dương Qúy Phi, ông Nguyễn Khắc Hiếu ở hạ giới mới lên “thấy trong bụng nó lạ quá! Tỉnh
không ra tỉnh, mộng không ra mộng”. Cái trạng thái nửa vời của Tản Đà khiến
mộng và thực trong thơ văn ông như trộn lẫn vào nhau. Trên thiên giới, Nguyễn Khắc Hiếu “trong giấc ngủ, mơ thấy rằng”: tất cả những sự việc diễn biến trong cuộc đời thật của Tản Đà, từ việc An Nam tạp chí bị đình bản cho đến những cuộc vào Nam ra Bắc và cả cuộc sống chật vật. “Khi đó hoảng nhiên biết là mộng”, như vậy những điều ông Nguyễn Khắc Hiếu trải qua trong giấc mộng lại chính là cuộc đời thực của ông Tản Đà. Oái oăm thay, những sự diễn ra trong giấc mộng kép ấy lại khiến Tản Đà hốt hoảng, có thể nói ông xem đó là một cơn ác mộng, một cuộc đời như cơn ác mộng.
Đời chẳng có chi vui, chỉ là một cơn ác mộng kéo dài khiến người ta muốn tỉnh dậy, Tản Đà thường ngán đời lắm, chỉ muốn mộng mà thôi. Có thể nói giấc mộng chính là một lối thoát cho tâm hồn đầy mơ mộng và bế tắc của Tản Đà. Nhiều lúc chợt tỉnh giấc, trở về với thực tại, ông lại thấy chán ngán, lại tiếc nuối với những giấc mộng ông xây bằng trí tưởng tượng bay bổng của mình, vì thế ông lại ao ước được trở lại cõi mộng. Tản Đà hối tiếc và luôn xem những cảnh tiên ấy là một sự thật không thể chối cãi. Bài thơ Nhớ mộng ra đời cũng vì cái cảm quan ấy, bài thơ với 8 dòng thơ nhưng chứa đến 6 chữ“mộng”, có thể nói đây là bài thơ có nhiều chữ “mộng” nhất trong toàn bộ thi phẩm của Tản Đà:
Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi. Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng
Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời Những lúc canh gà ba cốc rượu Vài khi cánh điệp bốn phương trời? Tìm đâu cho thấy người trong mộng Mộng cũ mê đường biết hỏi ai?
(Nhớ mộng)