Được nuôi dưỡng trong khuôn khổđạo học Khổng – Mạnh, Tản Đà trước sau vẫn sống trong tâm trạng của bậc tài danh thuộc thời đại trước, nuôi nấng giấc mộng lập thân bằng con đường khoa cử như tất cả nho sinh trong xã hội phong kiến với cái viễn cảnh “ngựa anh đi trước võng nàng theo sau”. Thế nhưng, những biến cố chính trị đã dẫn đến sự tàn lụi của một chế độ tuyển chọn nhân tài bằng con đường khoa cử tồn tại hàng mấy thế kỷ. Nổi tiếng là một
“thần đồng” của tỉnh Sơn Tây từ những năm mới mười lăm tuổi, sự đổ vỡ của nền Hán học đã đặt dấu chấm hết cho giấc mộng công danh của Tản Đà. Song, điều đáng quý ởnhà thơ núi Tản sông Đà là ở chỗ ông mộng công danh không phải là để vinh thân phì gia mà cái chí công danh ấy được tạo dựng nên bằng ước vọng phụng sự cho quốc gia, cho dân tộc. Cái chí hướng cao cả, cái hoài bão đẹp đẽấy đã được ươm mầm ngay từ khi cậu ấm Hiếu còn trai trẻ. Nhớ lại ngày đó, Tản Đà từng ôm ấp giấc mộng lập nên nghiệp lớn để xứng đáng với thân nam nhi đứng trong trời đất:
Phận nam nhi tang bồng là chí, Chữ trượng phu ý khí nhường ai.
Non sông thề với hai vai,
Quyết đem bút sắt mà mài lòng son. Dư đồrách, nước non tô lại,
Đồng bào xa, trai gái kêu lên. Doanh hoàn là cuộc đua chen, Rồng Tiên phải giống ngu hèn mãi ru.
(Xuân sầu)
Nói về mộng lập nghiệp của mình, trong Tản đà nhàn tưởng (tư tưởng do lúc nhàn tĩnh suy ra) Tản Đà cũng có viết: “Ở đời mà không có sự nghiệp, như suốt đời đi ở trọ mà không có nhà” và “Người đàn ông quý ởtài, mà cũng phải ở đức; người đàn bà quý ở đức, mà không cần có tài”. Trần Đình Hượu
cho rằng cái mộng nghiệp lớn của cậu Nguyễn Khắc Hiếu lúc bấy giờ “đó là
là một sự nghiệp cá nhân và dựa vào tài văn chương” [7; tr. 535]. Và An Nam
tạp chí chính là “cả hy vọng lập sự nghiệp vì đời” của Tản Đà:
Một giải sông Đà vạn cổ lưu! Ba Vì núi Tản thiên niên thọ! An Nam tạp chí vạn thiên thu! Cùng nước An Nam thiên vạn cổ!
(Thơ mừng Tết)
Thế nhưng, trót sinh trong xã hội mà văn chương đã không còn là một sản phẩm cao quý, không còn được đặt vào vị trí cao nhất mà cũng chẳng thể đổi lấy được công danh, Tản Đà gần như vỡ mộng. Người đàn ông có tài, biết mình có tài, hiển nhiên có sự mơ ước được đem cái tài ra để phục vụđất nước để “đường mây bay bổng cánh hồng, dọc ngang trời rộng vẫy vùng biển khơi” nhưng mọi sự lại không thành, mộng tan vì thời thế, Tản Đà tự than rằng:
Sự nghiệp ngàn năm xa vút mắt Tài tình một gánh nặng trên vai.
(Năm hết hữu cảm)
Xã hội Việt Nam trong khoảng 30 năm đầu thế kỷ XX vô cùng phức tạp, tình hình tư tưởng trong xã hội còn phức tạp hơn với ba ý thức hệ: phong kiến, tư sản, vô sản tồn tại cùng lúc và tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu hiển nhiên trở thành tấm gương phản chiếu xã hội với “khối mâu thuẫn lớn” trong tư tưởng. Khối mâu thuẫn ấy là sản phẩm của con người Tản Đà (sinh ra trong gia đình quan lại phong kiến và được nuôi dạy từ bé theo tư tưởng phong kiến Nho gia) với thành phần bản thân (giai cấp tiểu tư sản) và ý thức hệ xã hội mới, trong hoàn cảnh nước ta bị Pháp xâm lược. Do đó, Tản
Đà dần rời xa kiểu nhà nho chính thống mà trở thành nhà nho tài tử sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Song, Tản Đà trước sau vẫn không rời bỏ hoàn toàn giấc mộng “kinh bang tế thế” mà bản thân đã được hấp thụ từ gia đình từ tấm bé, và rồi khi tiếp thu được tư tưởng duy tân phương Tây, thi sĩ núi Tản sông Đà cuối cùng đã quyết định “thực hành một giấc mộng kinh bang tế thế kiểu mới: cải cách xã hội bằng văn thơ. Vì thế, bên cạnh những hình thức biểu hiện của một cái tôi ngông, thơ văn ông còn đề cập đến lòng thương dân, chí lo đời, tinh thần bất bình với xã hội ô trọc, lên án tệtham nhũng, đục khoét của quan lại, tố cáo sức mạnh tha hóa ghê gớm, nhiều mặt của đồng tiền” [11; tr. 1592].
Tản Đà vốn tôn thờ học thuyết Khổng Tử, một học thuyết cho rằng “phụ nhân nan hóa”, trước tình hình chính trị xã hội rối ren, những giá trị đạo đức lâu đời có nguy cơ bị đồng tiền phá vỡ, ông có ý muốn răn dạy phụ nữ nhằm bảo vệ gia đình, bảo vệ luân thường. Trong Đài gương kinh, Tản Đà viết: “Gương đã là một đồ dùng để soi mà phần nhiều cần hơn cho bên người đàn bà” thếnên “Muốn biết đức hạnh ăn ở trí khôn suy xét; phận sựlàm ăn để sửa cho được tốt thời phải dùng một thứgương bằng chữ”. Ông Nguyễn Khắc Hiếu
dùng tác phẩm này trước nhằm răn dạy đàn bà, sau là chấn chỉnh lại trật tự xã hội. Từ “thì con gái” phải biết hiếu thuận với cha mẹ, có tình với anh chị em, biết gìn giữ phẩm hạnh và hiểu rõ trách nhiệm của mình. Đến “thì làm dâu cùng
là lúc có chồng” thì phải biết hiếu thuận với cha mẹ chồng, giữ cái phẩm hạnh,
lo việc nội trợ, cái chức nghiệp của mình và phải biết yêu thương, kính chồng. Sau, “thì làm chủ nhà cùng là lúc có con” phải làm tròn phận sự với cha mẹ hai bên, giữ chữ hạnh và chăm lo răn dạy con cái. Cuối đời, đến “thì tuổi già”, “người đàn bà từ thì con gái, thì làm dâu, thì làm chủnhà cho đến thì tuổi già mà đức hạnh, trí khôn, phận sự không nhầm lỗi là chân tu.”. Phận làm đàn bà
nước nhưng lại có tác động vô cùng lớn với gia đình, như việc Mạnh Kha vâng lời mẹ hiền dạy mà quyết dựng nên nghiệp lớn vậy.
Bên cạnh việc răn dạy đàn bà, Tản Đà còn nhận ra sự ra đời của đồng tiền đã tác động đáng kể đến những giá trị đạo đức ở đời, mà một người tự nhận mình là một “nhà văn kiêm nhà tư tưởng” như ông thì công tác tư tưởng sẽ được biểu hiện qua văn chương. Nổi bật nhất, Thần tiền là một tác phẩm thuộc thể tiểu thuyết đối thoại của Tản Đà được viết vào khoảng năm 1917. Tác phẩm kể về hai đồng bạc (Tản Đà gọi là hai cô gái) nói chuyện với nhau về mặt lợi và mặt hại của đồng tiền. Mở đầu là vài dòng thơ tác giả nói về đồng tiền:
Có nhiều là giầu, Có ít là nghèo, Ai mà không có, Khốn khó trăm chiều
(Thần tiền)
Tản Đà, qua nhân vật đồng tiền trong Thần tiền, đầu tiên đã chứng minh việc đồng tiền mang đến những cái lợi rõ ràng, “đại khái thời như các người sung sướng, hiển vinh, tài trí, công nghiệp trên thế gian đều có là nhờ chị em mình mà được như thế cả”, nhưng cũng gây nên những tội ác như việc đồng tiền chị kể rằng có chuyện hai anh em tranh chấp tài sản bố mẹ, bèn dùng đồng tiền để đêm đi đút lót quan “Sau rút lại, đứa thời mất ruộng mất nương, đứa
thời mất nhà mất cửa mà sinh ra oán thù nhau suốt đời. Như thế thời chị em mình chẳng làm khổngười ta là sao?”. Cuối cùng, hai đồng tiền đưa đến kết luận là đồng tiền không có lỗi, lỗi ở người sử dụng không giữ được đạo đức: “Không trừ bỏ chị em mình, chỉ lấy chất đạo đức tiêm vào lòng người đời cho
biến hóa tính nết ởtrong lòng người, cho mất những cái tính nết xấu ấy đi thời chị em mình không có chỗ di duyên mà làm hại”.
Tản Đà còn mong mỏi có thể dùng văn chương của mình chấn chỉnh lại lương tri của quốc dân, thế nên ông đã viết những tác phẩm nghiêng nặng về khuyên dạy quốc dân như Khuyên người giúp dân lụt hay bài xẩm chợ Khuyên
thanh niên học hành:
Hỡi ai ơi là những người
Ông trên mạn ngược, bà vùng xuôi Có nhiều cho nhiều, ít cho ít
Cứu kẻ bần dân lúc thủy tai Lúc thuỷ tai, này ai ơi!
Quý tiếc thương yêu lấy giống nòi Con cháu Rồng Tiên khi đã bĩ Đừng nên rẻ rúng, bỏ nhau hoài!
(Khuyên người giúp dân lụt)
Hội gió mây xoay vần mấy lúc, Bực tài danh ta cố học mà nên. Thanh niên, hỡi bạn thanh niên!
Cùng nhau ta cố gắng để tiến lên cho kịp người. Ít câu ta hát vui chơi,
Anh em ghi nhớ mà vui học hành. Chớ quên cái chí đua ganh.
(Khuyên thanh niên học hành)
Trong mộng ước trở thành một nhà cải cách, có thể dùng ngòi bút của mình (chủ yếu là qua sự nghiệp báo chí) để chấn hưng đất nước, mở mang cho dân tộc, Tản Đà đã cho ra đời những tác phẩm nghiêng nặng về sự giáo lý, mà ông cho là văn “vị đời”. Trong Tản Đà tùng văn tổng cộng có bốn bài: “Ởđời thế nào là phải?”, “Ba đức riêng” (gồm Tự ái, Tự trọng, Tựtôn), “Lòng thương xót” và “Cái lo”. Cụ thể hơn, Tản Đà cho rằng to lớn nhất trong lòng người là tấm lòng biết thương xót, có lẽ nhằm kêu gọi sự tự thức tỉnh của thanh niên trước tình hình đáng thương xót của đất nước. ông giảng giải: “Phàm người, ai muốn học làm thánh hiền hào kiệt, phải nên mở rộng lòng thương xót. Lòng thương xót mà có mở rộng được thời mới bao dung được nhiều cái khổ sở, tội ác của nhân thế.”. Về sự tự tôn, Tản Đà lấy gương của những bậc thánh hiền
như ông Y Doãn, vua Lê Thái Tổ, phật Thích Ca, ông Lư Thoa, Lâm Khẳng, đức Khổng Tử để minh chứng rằng: “cái đức tự tôn là rất sang” và “sau đức tự ái, đức tự trọng mà tiến được đức tự tôn thời thánh hiền hào kiệt cách gang tấc.”, “chúng ta nếu đã biết tự ái, tự trọng, tự tôn thời thời tức là tự ta yêu tiếc nhà, tôn trọng nước”. Như vậy, chung quy lại tư tưởng của Tản Đà vẫn là kêu
gọi lòng yêu nước của quốc dân.
Chính vì Tản Đà luôn cố gắng sống giữa cuộc đời trong sự vật lộn, dù có lúc ông chán đời đến mức phát “ngán” lên, nhưng cuối cùng thi sĩ cũng chẳng thể rời bỏ cuộc đời. Lo sợ trước sự đổi thay, và hơn hết là trước cảnh mình ngày một già đi mà sự nghiệp cải cách xã hội về mặt tư tưởng cho quốc dân vẫn chưa hoàn thành, trong bài thơ cuối cùng của cuộc đời mình in trên báo Ngày nay vào mùa xuân 1939, Tản Đà viết:
Làng văn mấy bạn văn chương Bút hoa án tuyết, hơi sương mái đầu
Tiểu thư ai đó tựa lầu
Thơ đào chưa vịnh, mai hầu bảy ba Trời xanh, trời cũng khi già Xuân xanh, xanh mãi đâu mà, hỡi ai!
(Vui xuân)
Qua những tác phẩm văn chương vị đời, Tản Đà hy vọng có thể đánh thức nhân tâm con người, giúp họ không bị tha hóa bởi xã hội đồng tiền cũng như gìn giữ cái Thiên lương cao cả ở con người.