Không gian thiên nhiên là tất cả những gì thuộc về tự nhiên như mây, nước, trăng, gió, núi, hoa…và được phát triển theo quy luật của tự nhiên. Không gian thiên nhiên thường có tác động từ tâm trạng của tác giả, như việc Nguyễn Du nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” trong Truyện Kiều vậy. Không gian thiên nhiên thường có tác dụng như một phông nền giúp những dụng ý nghệ thuật của tác giả nổi bật lên trên. Nếu văn học dân gian có không gian ảo (xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích) và không gian thực (gắn với các địa danh, những khung cảnh làng quê trong ca dao), thì văn học trung đại được bao trùm bởi không gian vũ trụ, con người trung đại hình dung thế giới mình đang sống là cả “thiên hạ” bao la, ôm lấy đất trời, rợn ngợp tâm hồn con người nhỏ bé. Nếp cảm thức trung đại này đã ít nhiều ảnh hưởng vào nhà nho Tản Đà và len lỏi vào thơ văn ông. Đó là kiểu không gian gắn với thiên nhiên, lánh xa bụi đời
trần thế, nhưng riêng với thi sĩ núi Tản sông Đà thì đó còn là không gian của một tâm hồn phóng khoáng, một trí tưởng tượng tuyệt vời, một kiểu không gian mà chúng ta khó có thể bắt gặp trong văn học trước và sau đó.
Trong bài Về một vùng đất thường gặp trong thơ Tản Đà, Ngô Quân Miện chỉ ra rằng trong thơ văn Tản Đà thì hình ảnh của ngọn núi và con sông ở Khê Thượng quê ông rất hay xuất hiện. Bài thơ yết hậu được in trong tập
Khối tình con II năm 1918, lúc này Tản Đà đang ở giai đoạn thành công nhất trong sự nghiệp thơ văn và ngời ngời hoài bão:
Văn chương thời nôm na, Thú chơi có sơn hà,
Ba Vì ởtrước mặt,
Hắc Giang bên cạnh nhà: Tản Đà!
(Tự thuật)
Hay như trong Giấc mộng lớn, Tản Đà có viết: “Hằng khi dưới bóng tà dương, một mình dạo chơi trên con đường đê cao, bên nọsông Đà, bên kia núi Tản, một mối cảm tình thanh thượng lơ thơ như liễu chiều xuân. Cái tiểu thuyết Thề non nước: Nước đi đi mãi không về cùng non, văn ý thực phát sinh trong lúc ấy”. Núi Tản và sông Đà là khung cảnh thiên nhiên luôn ngự trị trong tâm hồn Tản Đà và là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho thơ văn ông, cũng là nơi để Tản Đà dừng chân nhìn lại cảnh, nhìn lại tình sau những chuyến du ngoạn ngoài đời thực lẫn trong tưởng tượng: “Núi Tản đương xanh, sông Đà chưa cạn, giang sơn phong cảnh, nhìn kỹ như xưa.” (Giấc mộng con).
Không gian thiên nhiên là biểu hiện của sự lãng mạn, với ánh trăng vằng vặc sáng ôm lấy những nỗi nhớ trong giấc mộng yêu đương của Tản Đà:
Mình ơi có nhớta chăng?
Nhớmình đứng tựa bóng trăng ta sầu.
(Phong dao)
Nhớai chén rượu vần thơ
Nhớ ai gió lạnh trăng mờnăm canh.
(Nhớ ai)
Trong Giấc mộng lớn có viết, năm Tản Đà 25 tuổi, thi trượt hai khoa liên tiếp và thất tình với mối tình đầu mà ông đâm ra chán nản đến “cùng cực”, quyết lên chùa Non Tiên trước đểlàm thơ tếnàng Chiêu Quân, sau để lánh đời. “Chùa Non Tiên ở núi Non Tiên, về phận đất làng Tiên Mai, thuộc phủ MỹĐức, tỉnh Hà Đông; chùa ở chân núi, núi trông xuống sông, sông có bãi.”. Non nước hữu tình, Non Tiên lại trở thành “chỗdung người yếm thế”. (Người yếm thế là
người sống theo triết lý yếm thế - một trường phái của những nhà triết học Hy Lạp cổđại, cho rằng mục tiêu của cuộc đời con người là sống hòa hợp với thiên nhiên trên nền tảng đạo đức). Sau ông rời Non Tiên về ấp Cổ Đằng “gió hót trăng treo, rừng reo suối chảy. Cái bụng chán đời đến cực điểm, sau quyết mong tịch cốc để từ trần.”
Từ không gian thiên nhiên, Tản Đà kéo giãn ra, nâng rộng lên thành không gian vũ trụ. Vì không gian mặt đất hữu hạn không thỏa mãn nổi cái tôi thoát ly của ông Khắc Hiếu, nên ông đã “nới” nó lên cả trên Trời, và vì là không gian ảo, nên tác giả hoàn toàn có thể thả cho trí tưởng tượng của mình tung hoành mà không lo sai phạm. Điều đặc biệt là với Tản Đà thì không gian giữa trời và đất còn có sự liên thông, hai không gian rộng lớn ấy có thể hợp thành một không gian chung nửa thực nửa ảo. Như cái cách mặt trăng chiếu sáng
khắp đêm trần gian, lại có thể trở thành một nơi dung thân cho thi sĩ trong mộng. Trăng của thiên nhiên nay lại trở thành không gian mộng ảo của Tản Đà:
Ai lên cung Quế nhờ thăm hỏi Soi khắp trần gian có thấy ai?
(Tây hồ vọng nguyệt)
Hạc kia bay bổng tuyệt vời
Hỏi thăm cung Nguyệt cho người trọ không? (Trông hạc bay)
Như vậy, không gian thiên nhiên trong thơ văn Tản Đà bao la vô cùng, từsông Đà núi Tản quê nhà cho đến không gian những đêm trăng sáng, và mở rộng ra đến không gian vũ trụ. Nhờ có mộng, Tản Đà đã tạo nên những không gian thiên nhiên có thực lẫn không có thực vô cùng đặc sắc và ngược lại chính những núi Tản sông Đà, vầng trăng sáng phần nào đã khởi nên cái mộng trong ông.