Có thể nói, giấc mộng của Tản Đà mang tính chất lãng mạn thoát ly, mà nguyên nhân dẫn đến sự mộng ấy xuất phát từ sự thực. Một cuộc đời không như ông mong muốn, một xã hội tư sản đang dần thương mại hóa tất cả đã khiến sự trọng vọng xưa kia dành cho nho sĩ chẳng còn, và Tản Đà mong muốn thoát ly bằng những giấc mộng triền miên, một phần cũng để quên sự đời cay đắng. Song, Tản Đà – có thể gọi là một nhà văn lãng mạn ở khía cạnh nào đó, không hiểu vô tình hay hữu ý đã đi đúng theo những gì mà các nhà văn lãng mạn thường thể hiện trong tác phẩm của mình. “Đối lập với nguyên tắc bắt chước tự nhiên của chủ nghĩa cổ điển, các nhà lãng mạn đề cao tính tích cực sáng tạo, quyền cải biến thực tại của nghệ sĩ: anh ta tạo ra một thế giới đặc biệt, của mình, đẹp hơn, chân thực hơn cái thực tại kinh nghiệm; bởi vì nghệ thuật, sáng tạo là thực chất thầm kín, là ý nghĩa sâu kín và là giá trị cao nhất của thế giới, cũng có nghĩa nó là thực tại cao nhất.” [11; tr. 289]. Và khi Tản
Đà mộng, ông không chỉ được sống những cuộc đời mới mẻ hơn, đẹp đẽ hơn mà ông còn tìm lại được cái tôi của mình và hơn hết là gặp được những người tri kỷ. Dường như cung Nguyệt là nơi mà Tản Đà luôn mong mỏi được đến trú ngụ, nhiều lần trong thơ mình, Tản Đà nhắc đến Quảng Hàn. Có khi ông hỏi chị Hằng rằng: “Cung quếđã ai ngồi đó chửa?” do cái ý ông Muốn làm thằng Cuội; cũng có lúc ông gửi lời: “Ai lên cung Quế nhờthăm hỏi” trong buổi Tây
hồ vọng nguyệt, hỏi giúp ông sao ở trần gian cô độc quá, và “Hỏi thăm cung Nguyệt cho người trọ không?” (Trông hạc bay). Như vậy, biểu hiện thứ hai của giấc mộng thoát ly trong thơ văn Tản Đà, là mộng được lên cung Quế, ánh trăng huyền diệu mà nhiều đêm thi nhân đã tâm sự.
Vậy vì sao Tản Đà lại muốn làm thằng Cuội, chứ không phải là bất kỳ nhân vật nào khác? Trong Giấc mộng con II, anh Cuội đã xuất hiện với câu hỏi: “Ông bây giờ đã bớt ngông chưa?” và đáp trả lại câu nói trêu của Tản Đà về cái người đời hay gọi là “nói dối như Cuội” rằng: “Tôi thời thấy ở dưới ấy anh làm báo nói láo, anh buôn bán thời quảng cáo điêu ngao điêu ngoa, rút lại toàn là nói dối cả!”. Thì ra anh Cuội cũng là một người hiểu chuyện, ấy nhưng anh cứ tối tối một mình thổi sáo bên gốc cây đa, phải chăng đó cũng chính là điều mà Tản Đà muốn. Vì chỉ có anh Cuội là được tự do tự tại, không chức tước, không lễ nghi, không lo nghĩ, khi muốn thì có thể một mình một cõi bầu bạn với thiên nhiên, bầu bạn với chính mình. Song, Tản Đà không phải người đầu tiên bầu bạn với trăng, trò chuyện với chú Cuội và chị Hằng. Trần Tế Xương đã có hẳn vài bài thơ tương tựnhư vậy:
Ta lên ta hỏi ông trăng,
Hoạ là ông ấy biết chăng sựđời. Ông cao, ông ở trên trời,
Mà ông soi khắp nước người nước ta. Năm châu cũng một ông mà,
Kể riêng thì lại mỗi nhà mỗi ông.
(Hỏi ông trăng– Trần TếXương)
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng! Chứa ai chả chứa, chứa thằng Cuội, Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
(Chị Hằng, thằng Cuội – Trần Tế Xương) Có thể thấy rằng so với Tú Xương, Tản Đà đã dành một sự trọng vọng lớn lao hơn cho chị Hằng, và xét kỹ ta thấy rằng trong cái mộng thoát ly của Tản Đà thì ông mộng cũng vì nỗi chán đời. Trong cảnh đêm thu Tản Đà cảm thấy buồn chán lắm, có một cái trần gian thì ông Hiếu chán những một nửa và ông tưởng tượng ra nơi cung Quế, mong ước được lên đó sống, ngông cuồng mà thi vị làm sao:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần giới em nay chán nửa rồi. Cung Quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi. Có bầu, có bạn, can chi tủi, Cùng gió, cùng mây, thế mới vui. Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám. Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.
(Muốn làm thằng Cuội)
Thơ Tản Đà buồn nhiều, song cũng có đôi lần ông cười trong thơ như lần ông “Cười trận gió đông hăng hái thổi” (Vịnh cánh hoa đào) hay “Gặp nhau khi cũng bật cười” (Sẩm nhà trò) và “Trời say, mặt cũng đỏgay, ai cười?” (Lại say). Nhưng lần này cũng là lần duy nhất ông lại kết thúc bài thơ bằng một
chữ“cười” được tách ra riêng biệt: “Tựa nhau trông xuống thếgian, cười.”, có lẽ Tản Đà vui thật sự, vui với cái mộng được làm thằng Cuội đểmà có khi được làm bạn với chị Hằng, với gió mây. Mỗi năm Tết Trung thu trăng tỏ, cùng nhau nhìn ngắm trần gian mà suy ngẫm về sự đời. Vậy nên khi giấc mộng tan đi, nụ cười cũng biến mất theo, Tản Đà lại “Tiếc của đời”, tiếc cái tài cứ mãi lênh đênh trong cuộc đời, một lần nữa, ông kêu tên chị Hằng và chú Cuội một cách tha thiết:
Nhác thấy không đành mất Cho nên tiếc của đời
Chị Hằng ơi chú Cuội Con cú nọ cành mai
(Tiếc của đời)
Mộng muốn làm anh Cuội không thành, trong buổi ngắm trăng ở hồ Tây, Tản Đà ngậm ngùi nhờai đó có lên nơi ở của chị Hằng thì hỏi dùm ông, rằng trên trần gian này có ai là tri kỷ của ông không. Một nỗi cô đơn, một nỗi lạc lõng, một nỗi buồn, sự bất lực và mong muốn thoát ly đậm đặc trong bài thơ
Tây hồ vọng nguyệt, Tản Đà chú: “Trong toàn bài này không có dùng chữ nào trùng nhau và chữ trăng không dám dùng đến, là một cách trang trọng đểđãi khách Hằng Nga”:
Những ngán cành đa khôn quấn quít Mà hay mặt sóng cũng chơi vơi. Ai lên cung Quế nhờ thăm hỏi Soi khắp trần gian có thấy ai?
Không chỉ“chán nửa rồi” như trong bài Muốn làm thằng Cuội, lần này Tản Đà chán hết cái trần gian, chán sạch. Ông lại một lần nữa mong muốn được lên cung Nguyệt ở trọ, và lần này “sứ giả” của Tản Đà là chim hạc. Chim hạc, loài chim thường được biết đến với vẻ đẹp thoát tục, sự trường thọ và “việc chim bay được đương nhiên khiến những con vật này dễ được dùng làm biểu trưng cho các mối liên lạc giữa trời và đất.” [2; tr. 172], loài chim này cũng không ít lần xuất hiện trong thơ ca. Nếu Bạch Cư Dị có bài Cảm hạc, Nguyễn Trãi với bài Chim hạc già thì Tản Đà có bài Trông hạc bay với sự thoát ly đầy
mộng ước:
Trông khắp trần gian hết thú chơi Thèm trông con hạc nó lên giời
Hạc kia bay bổng tuyệt vời
Hỏi thăm cung Nguyệt cho người trọ không?
(Trông hạc bay)