Bên cạnh những biện pháp tu từ, nhà thơ núi Tản sông Đà cũng sử dụng biện pháp dùng đại từ phiếm chỉ thường thấy trong ca dao, mà đặc biệt là ba đại từ “ai”, “ta”, “mình”. Trong ca dao, cặp đại từ mình – ta gần như trở thành một điển hình của ca dao về đề tài tình yêu, hãy thử điểm qua một số câu quen thuộc:
Mình nói với ta mình hãy còn son, Ta đi qua ngõ thấy con mình bò.
Con mình những trấu cùng tro, Ta đi xách nước rửa cho con mình.
Con mình vừa đẹp vừa xinh,
Một nửa giống mình một nửa giống ta.
(ca dao)
Bảng 3.2
Thống kê số lượng đại từ phiếm chỉ ai, mình, ta trong toàn thể những bài thơ viết về mộng của Tản Đà (Số lượng các loại giấc mộng được dựa theo số liệu đã thống kê ở bảng 2.1)
Loại mộng/Tổng sốbài thơ
Số lượng bài thơ có chứa đại từ phiếm chỉ “ai” (bài) /
Số lượng bài thơ có chứa đại từ phiếm chỉ “ta” (bài) /
Số lượng bài thơ có chứa đại từ phiếm chỉ “mình” (bài) / Tỷ
Tỷ lệ trên tổng số bài thơ (%) Tỷ lệ trên tổng số bài thơ (%) lệ trên tổng số bài thơ (%) Mộng thoát ly / 27 bài
18 bài / 66.6% 6 bài / 22.2% 5 bài / 18.5%
Mộng yêu đương / 33 bài
24 bài / 77.4% 11 bài / 35.5% 10 bài / 32.3%
Mộng tư tưởng / 40 bài
26 bài / 65% 9 bài / 22.5% 4 bài / 10%
Từ số liệu của bảng thống kê trên cho thấy đại từ phiếm chỉ “ai” xuất hiện với mật độ khá dày đặc trong cả ba loại giấc mộng trong thơ Tản Đà, với gần 3/4 số bài. Đại từ phiếm chỉ “mình” và “ta” có phần yếu thế hơn nhưng cũng chiếm một dung lượng không hề nhỏ. Như vậy, đại từ phiếm chỉ hiển nhiên trở thành một phương thức thể hiện những giấc mộng trong thơ Tản Đà, ông dùng đại từ phiếm chỉ không chỉ với mục đích phổ quát hóa mà còn dân tộc hóa ngôn ngữthơ ông.