Giới thiệu mô hình Z– Score

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 33 - 35)

5. Cấu trúc luận văn

1.5 Giới thiệu mô hình Z– Score

Các chỉsốtài chính riêng biệt thường được sửdụng trong chấm điểm XHTD không thể dự báo chính xác xu hướng xảy ra khó khăn về tài chính của doanh nghiệp vì phụthuộc vào nhận thức riêng của từng người. Nhằm tăng cường tính dự báo nguycơ vỡ nợ của doanh nghiệp trong mô hình chấmđiểm XHTD, các NHTM có thểsử dụng những mô hình dựbáo nhiều biến số. Có nhiều phương pháp dựbáo

nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp đã được xây dựng và công bố. Tuy nhiên, ít có phương pháp được kiểm tra kĩ lưỡng và chấp nhận rộng rãi như chỉ số Z - Score của Altman. Chỉ số Altman Z- scoređược phát triển năm 1968 bởi giáo sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N.Stern, thuộc trường đại học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z - Score nàyđược tìm ra tại Mỹ, nhưng hầu hết các nước, vẫn có thểsửdụng với độ tin cậy cao. Banđầu giáo sưAltman sử đụng đến 22 chỉ tiêu tài chính khác nhauđể tính chỉ số Z - Score, sauđó ông phát triển thêm và rút gọn lại còn sửdụng 5 chỉtiêu. Cụthể, Z - Scoređược tính với 5 chỉ sốtài chínhđược kí hiệu từX1, X2, X3, X4, X5 bao gồm:

- X1: Tỷ số Vốn lưu động/ Tổng tài sản( working capital/ total assets):

Vốn lưu động là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của DN, trong khi đó, tổng tài sản bao gồm tất cảcác tài sản của DN.

Chỉ số này thể hiện độ thanh khoản ròng của các tài sản công ty so với tổng vốn. Thông thường, một công ty thua lỗliên tục qua các năm sẽcó tài sản lưu động bịco lại so với tổng tài sản, và ngược lại.

- X2: Tỷ số Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản( Retained earnings/ total assets):

Lợi nhuận giữ lại thể hiện tổng số thu nhập được tái đầu tư hay mức lỗ của một doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại của nó. Chỉ số này cũng được xem như là thặng dư kiếm được từ quá trình hoạt động.

- X3: Tỷ số Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ Tổng tài sản- Chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản( Earnings before interest and taxes/ Total assets)

Chỉ số nàyđo lường năng suất thật của tài sản doanh nghiệp, một cách độc lập với thuế và vay nợ. Bởi vì sự sinh tồn tối hậu của một doanh nghiệp là dựa vào khả năng tạo ra tiền của tài sản. Hơn nữa, việc mất khả năng thanh toán trong các trường hợp phá sản xảy ra khi tổng nợ lớn hơn giá trị đúng của tài sản công ty với

giá trị được xácđịnh dựa trên khả năngsinh lợi của tài sản.

- X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu /Giá trị sổ sách của nợ (Market value of Equity/Book value of total liabilities).

Vốn chủ sở hữu được đo lường bởi giá trị thị trường của tất cả cổ phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường, trong khi nợ bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Chỉ số nàyđo mứcđộ có thể sụt giảm về mặt giá trị của tài sản công ty (đo lường bởi giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và nợ) trước khi nợ vượt quá tài sản và công ty mất khả năng thanh toán. Chỉ số này bổ sung kích thước giá trị thị trường mà hầu hết các nghiên cứu phá sản khác khôngđề cậpđến.

- X5: Sales/Total assets (S/TA) = Tổng doanh thu/ Tổng tài sản

Chỉ số này cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Hàm Z là kết hợp giữa các chỉ tiêu này nên chỉ số Z càng cao thì chứng tỏ các doanh nghiệp có chỉsốan toàn càng cao.

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)