Định hướng phát triển mô hình xếp hạng tíndụng doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 74 - 76)

5. Cấu trúc luận văn

3.1 Định hướng phát triển mô hình xếp hạng tíndụng doanh nghiệp tạ

Sacombank

3.1.1Định hướng chung để phát triển mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Sacombank

Mỗi NHTM đều có những kinh nghiệm, điều kiện kinh doanh riêng biệt nên hệthống XHTD sẽ có những đặc trưng khác nhau về tiêu chí đánh giá, số mức xếp hạng. Rất khó để xác định một chuẩn XHTD cho tất cả các NHTM. Do vậy, các NHTM sẽ phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với đặc thù riêng và có tham khảo hướng dẫn của NHNN, tham khảo kinh nghiệm của các NHTM khác và các tổchức xếp hạng trong nước cũng như quốc tế.

Yêu cầu đặt ra đối với hệthống XHTD của các NHTM là phải cho phép thay đổi linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Ngoài ra, cùng với tiến trình hoàn thiện mô hình XHTD của các NHTM cũng cần phải chú ý đến vai trò kinh nghiệm và chuyên môn của các cán bộtác nghiệp.

Hệ thống XHTD nội bộ của Sacombank đã phản ánh tương đối chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế và quy định của NHNN. Kết quảXHTD khách hàng là một trong những căn cứquan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng, hay đưa ra các giải pháp xửlý và kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, hệ thống này cần được xem xét điều chỉnh phù hợp hơn với điều kiện môi trường kinh doanh luôn luôn biến động như hiện nay.

Mục tiêu đặt ra cho hệthống XHTD của Sacombank trước hết là nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả hơn khi kết quảxếp hạng phản ánh được mức độrủi ro của danh mục tín dụng, trên cơ sở đó giúp ngân hàng ra quyết định tín dụng chính

xác. Bên cạnh đó, hệ thống XHTD sau khi điều chỉnh phải đảm bảo khả năng quản trị tín dụng thống nhất toàn hệ thống, đây là căn cứ để Sacombank có thể dự báo được tổn thất tín dụng theo từng nhóm khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng phù hợp.

Hoàn thiện hệthống XHTD cũng đặt ra yêu cầu vừa phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng không xa rời với điều kiện kinh doanh riêng biệt của ngân hàng vừa phải đảm bảo tính linh hoạt có thể điều chỉnh phù hợp với những biến động của điều kiện kinh doanh tương lai, kết quả xếp hạng khách hàng phải tính đến những dựbáo về nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng, các chỉ tiêu chấm điểm XHTD phải đảm bảo không quá phức tạp và sát với thực tế để dễdàng khi sửdụng. Các chỉ tiêu chấm điểm cần bao quát hết tất cả các trường hợp để đảm bảo sựtổng quát khách hàng.

Ngoài ra, hoàn thiện hệ thống XHTD cũng đặt ra mục tiêu phân loại nợ và trích lập dựphòng rủi ro đáp ứng yêu cầu của NHNN.

3.1.2 Định hướng sửdụng mô hình Z Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng DN tại Sacombank–Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Từ những những ưu điểm và khả năng áp dụng rộng rãi của Z-Score trong dựbáo rủi ro tín dụng của doanh nghiệp, Sacombank nên xem xét thực thi một số giải pháp sau để tận dụng ưu điểm của Z-Score trong quản lý rủi ro tín dụng của mình:

- Nên bổ sung chỉ số Z-score vào các chỉ tiêu XHTD nội bộ khi đánh giá tín dụng và ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này giúp dự báo sớm khả năng phá sản cũng chính là rủi ro tín dụng cho những doanh nghiệp có mức Z-Score an toàn. Từ đó, giúp cho các CVKH có thêm nhiều thông tin hơn về mức độrủi ro của các DN để đưa ra các quyết định cấp tín dụng một cách chính xác nhất.

- Thường xuyên theo dõi, tính toán lại chỉ số Z-Score theo từng tháng hoặc theo từng quý để đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng và theo dõi chiều hướng

thay đổi của Z-Score để phát hiện kịp thời rủi ro tín dụng và có biện pháp can thiệp kịp thời và thích hợp.

- Nên nghiên cứu sựthích hợp của Z-Score trong áp dụng cho từng nhóm đối tượng khách hàng để điều chỉnh các chỉ tiêu sao cho thích hợp tại Việt Nam nói chung cũng như trong nội bộSacombank nói riêng.

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hệ thống xếp hạngtín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank – Chi nhánh Thừa

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)