Hướng phát triển, hoàn thiện đề tài

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 81 - 94)

- Theo cách thiết lập của mô hình Z – Score, ta nên chọn một cơ sởdữliệu với số lượng mẫu lớn hơn, từ đó mang lại kết quả khách quan và chính xác hơn. Xác định lại các biến số tối ưu của phương trình Z trongđiều kiện cụ thể, tương thích với thị trường Việt Nam

- Sau khi thảo luận kết quả cũng như tham khảo ý kiến từcác CVKH, khóa luận mạnh dạn kiến nghịkết hợp giữa mô hình Z –Score và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộcủa NH, để chúng có thểbổ sung cho nhau, phát huy các điểm tối ưu của từng mô hình, từ đó cho ra kết quảkhách quan và chính xác nhất

- Sửdụng thêm nhiều các mô hình xếp hạng tín dụng khác để so sánh và đưa ra kết quả khách quan và xác thực hơn như mô hình Logistic, mô hình Kida Z- score.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Văn Tiến,Giáo trình Tài chính– Tiền tệ- Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

[3]. Phan Thị Thanh Lâm (2012), Vận dụng mô hình Z-score trong xếp hạng tín dụng khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương- chi nhánh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹkinh tế,ĐH Kinh tế ĐàNẵng,.

[4]. Nguyễn Văn Hiệu (2015), Vận dụng mô hình Z-score để kiểm định kết quả phân hạng tín dụng nội bộ và ước lượng xác suất vỡ nợ, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kếtoán, số8 (145), tr26–tr30.

[5]. Nguyễn Đăng Tùng, Bùi Thị Len (2015), Đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chưng khoán Việt Nam bằng chỉ số Altman Z - Score, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 13, số5, tr833–tr840.

[6]. Th.s Nguyễn Phúc Cảnh, Vũ Xuân Hùng (2014), Ứng dụng mô hình Z-score vào quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM, số 15 (25), tr46 – tr50.

[7]. Báo cáo thường niên Ngân Hàng Thương Mại cổphần Sài Gòn ThươngTín. [8]. Tài liệu nội bộvềhoạt động tín dụng của Saccombank.

[9]. Trang thông tin Ngân hàng Nhànước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn. [10]. Trang thông tin Ủy Ban giám sát tài chính quốc gia http://www.nfsc.gov.vn/ [11]. Luật các tổchức tín dụng 2010

Phụ lục 1: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Theo quyết định số22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 về ban hành quy định vềphân loại nợ, trích lập và sửdụng dựphòngđểxửlý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của mỗi tổchức tín dụng:

1.1 Phân loại nợ

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãiđúnghạn.

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTDđánh giá là có khảnăng thu hồi đầyđủ gốc và lãi quá hạn và thu hồiđầyđủgốc và lãiđúngthời hạn còn lại.

Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợquá hạn từ10 ngàyđến 90 ngày.

- Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng doanh nghiệp, tổchức thì TCTD phải có hồsơ đánh giá khách hàng vềkhả năngtrảnợ đầy đủgốc và lãiđúngkì hạnđượcđiều chỉnh lầnđầu).

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn):

- Các khoản nợquá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại theo thời gian trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trảnợlần đầu đã phân loại vào nhóm 2.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lạido khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủtheo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ):

- Các khoản nợquá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợ lần thứhai.

thời hạn trảnợ được cơcấu lại lầnđầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơcấu lại lần thứhai.

- Các khoản nợ có cấu lại thời hạn trảnợlần thứba trởlên, kểcảchưa bịquá hạn hoặcđã quá hạn.

- Các khoản nợkhoanh, nợchờxửlí.

Cần lưu ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ, TCTD vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mứcđộ rủi ro nếuđánh giá khả năngtrảnợcủa khách hàng suy giảm.

1.2 Trích lập dự phòng rủi ro

Tỷlệtrích lập dựphòng cụthể đối với các nhóm nợ1,2,3,4,5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%.

Theo các quy định trước đây, số tiền dự phòng chỉ đơn giản bằng tỷ lệ trích lập dự phòng nhân với tài sản có từng nhóm. Tuy nhiên, đến Quyết định 493 của NHNN ban hành, sốtiền dựphòngđược tính theo công thức:

R = max{0, (A – C)} x r

Trongđó:

- R: sốtiền dựphòng cụthểphải trích. - A: số dưnợgốc của khoản nợ.

- C: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo (nhân với tỉ lệ phần trăm do Quyết định 493 quyđịnhđối với từng loại tài sảnđảm bảo).

đảm bảo sau khi được tính theo tỷ lệ phần trăm lớn hơngiá trị khoản nợ thì trên thực tế, các TCTD cũngkhông cần trích lập dựphòng cho khoản nợ đó.

Phụ lục 2: Một số chỉ tiêu chấm điểm doanh nghiệp 2.1 Loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp là một trong những căn cứ để đánh giá và xếp hạng tín dụng. Ngân hàng phân loại doanh nghiệp theo ngành kinh tế và theo quy mô:

- Dựa theo ngành kinh tếcó thểphân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp thuộc các ngành như sau: Nông, lâm, và ngư nghiệp; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng và vật liệu xây dựng; sản xuất công nghiệp…

- Dựa theo quy mô có thể phân doanh nghiệp thành các loại: lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ

2.2 Các chỉ tiêu tài chính

Đây là các chỉ tiêu định lượng, được lấy trực tiếp hoặc kết quả tính toán dựa trên các áo cáo tài chính như ảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Nhóm chỉ tiêu thanh toán nhằm thể hiện khả năng trả nợ tốt hay yếu của DN, thể hiện các chỉ tiêu sau:

- Khả năng thanh toán tổng quát. - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. - Khả năng thanh toán nhanh.

Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Nhóm chỉ tiêu hoạt động nhằm đánh giá tình hình hoạt động của DN, thông qua đó để đánh giá DN hoạt động có hiệu quả hay không? Có đủ khả năng để trả nợ hay không?. Thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Vòng quay vốn lưu động. - Vòng quay toàn bộ tài sản. - Vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay các khoản phải thu.

 Nhóm chỉ tiêu cân nợ

Nhóm chỉ tiêu cân nợ thể hiện sự so sánh khách quan giữa số nợ và tài sản của doanh nghiệp, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Tỷ số tự tài trợ. - Tỷ số nợ

 Nhóm chỉ tiêu thu nhập

Nhóm chỉ tiêu thu nhập thể hiện thu nhập và lợi nhuận trong kì, nhằm đánh giá khả năng thanh toán các khoản vay của DN, được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) - Tỷ suất lợi nhuận của tài sản(ROA)

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE)

từ nhiều nguồn cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Để xác định các chỉ tiêu này một cách chính xác đòi hỏi người xếp hạng phải có trình độ, am hiểu về lĩnh vựcnhất định.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh phản ánh triển vọng phát triển của ngành, của sản phẩm mà doanh nghiệp đang hoạt động. Những lĩnh vực đang phát triển. có sự tăng trưởng cao thì mức độ tín nhiệm sẽ cao hơn so với những lĩnh vực, những ngành đang suy thoái.

Uy tín trong quan hệ với các tổ chức tíndụng

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong quan hệ với các tổ chức tín dụng có trả nợ đúng hạn, thực hiện đầy đủ các cam kết hay không. Khi doanh nghiệp luôn trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho thấy doanh nghiệp có tín nhiệm với các tổ chức tín dụng, sử dụng vốn có hiệuquả.

Khả năngtrả nợ từ lưu chuyển tiền tệ

Chỉ tiêu này cho biết khả năng trả nợ gốc trung dài hạn trong tương lai. Tính toán chỉ tiêu này dựa vào nguồn thu nhập dự kiến từ phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệuquả cao thì khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ sẽlớn.

Trìnhđộ quản lý của lãnhđạo doanhnghiệp

Trìnhđộquản lý thểhiện ở kinhnghiệm chuyên môn, trình độhọcvấn, khả năng lãnh đạo điềuhành, tínhnăng động, nhạybén trong hoạt động kinh doanh… đâylà nyếutốrấtquan trọng trong quản lý doanh nghiệp.Một doanh nghiệp có lãnh đạo giàunănglực, chuyên môn cao sẽtạo được niềmtin trong quan hệvới ngân

Doanh nghiệp cũng chỉ là một chủ thể trong hoạt động kinh doanh, chịu sự tác động bởi rất nhiều các yếu tố từ ên ngoài như chính sách của nhà nước, nhà cung cấp, người tiêu dùng, sản phẩm thay thế, sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên…, những doanh nghiệp phụ thuộc vào bên ngoài nhiều thì mức độ tín nhiệm sẽ thấp hơn so với những doanh nghiệp có ít sự phụ thuộc hơn.

Phụ lục 3: Các phương pháp xếp hạng tín dụng

3.1 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo dựa trên cơ sở đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xửlý thống kê các câu trảlờimộtcách khoa học, nhằm đưa ra các dự báo khách quan về tình hình hiện tại và tương lai phát triển của một lĩnh vực khoa học, cụ thể ở đây là lĩnh vực XHTD. Qua đó, có thểtìm ra bản chấtcủamốiquan hệgiữa nguy cơphá sản và các nhân tố ảnh hưởng đếnnó.

 Ưu điểm

- Tận dụng được kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu của các chuyên gia trong chuyên ngành của họ.

- Do kết quả được tập hợp từ nhiều người nên nó được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau. Vì vậy, mức độ tin cậy khá cao và có thể tránh được tính cá nhân, mộtchiều.

 Nhược điểm

- Chi phí đánh giá có thể rất cao trong khi số lượng người tham gia đông, có thể thu thập ý kiến nhiều lần trong cùng một đối tượng.

- Do tiến hành đánh giá trong một khoảng thời gian dài nên nhân sự có thể bị biến động, dễ gây ra sự thiếu thống nhất trong quan điểm và quá trình.

3.2 Phương pháp thống kê.

Phương pháp thống kê là một trong những phương pháp nghiên cứu chính xác, là một quá trình, bao gồm điều tra thống kê, khái quát hóa thông tin (còn gọi là tổng hợp thống kê), phân tích và dự báo. Bằng cách này ta mới có khảnăngứng dụng rộng rãi các phương pháp phân tích thống kê nhiều chiều, lý thuyết điều khiển, lý thuyết dựbáo,…cũng nhưtin học và máy tính trong quá trình nghiên cứu.

 Ưu điểm:

- Dễ áp dụng, đơn giản và việc đánh giá, xếp hạng hoàn toàn dựa trên định lượng. Phươngpháp này có chi phí thấp và có thể tiến hành khá nhanh chóng.

- Có thể loại bỏ khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá.

 Nhược điểm:

- Trong truòng hợp thu thập số liệu gặp khó khăn hoặc số liệu kém tin cậy, việc triển khai phương pháp thống kê khó có thể được thực hiện.

- Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này trong một số mô hình phải dựa trên các giả thiết đưa ra nên đó lại là chính những hạn chế. Bởi vậy, các giả thiết nếu không được thỏa mãn thì kết quả xếp hạng có thể không đáng tin cậy.

3.3 Phương pháp định giá quyền chọn

Phương pháp định giá quyền chọn trong XHTD còn được gọi là các mô hình lý thuyết. Với các mô hình này, XHTD được rút ra từ mối liên hệ trực tiếp nguy cơ phá sản trêncơsởlý thuyết kinh tế.

kiểm chứng bằng thực nghiệm. Kết quả đánh giá mang tính khách quan cao.

 Nhược điểm:

- Kết quả quá trình xếp hạng không giải thích cặn kẽ nên nếu doanh nghiệp hoạt động trong các môi trường mới khó có khả năng chỉnh sửa theo phương pháp này.

- Chỉ thích hợp với những doanh nghiệp đại chúng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức hoặc không chính thức (OTC).

3.4 Phương pháp kết hợp

Nội dung của phương pháp này là việc áp dụng nhiều phương pháp trong quy trìnhđánhgiá và với mỗi nội dung cầnđánh giá chỉ áp dụng những phuong pháp đánh giá phù hợp với tiêu thức đó. Bằng cách này, sẽ tận dụng những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi phương pháp riêng lẻ. Vì vậy, tùy theo mục đích của thứ hạng, số liệu…người ta có thể đưa ra những dạng kết hợp khác nhau phù hợp vớiđiều kiện trong thực tế.

 Ưuđiểm:

Có thể tận dụng được những điểm mạnh của từng phương pháp đánh giá trong phạm vi phù hợp. Đồng thời, khắc phục những hạn chế được những mặt yếu của từng phương pháp. Để nâng cao tính chính xác kết quả, người đánh giá có thể áp dụng nhiều phương pháp và so sánh các kết quả để đưa ra các kết quảchính thức.

Phụ lục 4: Bảng chấm điểm hệ thống chỉ tiêu phi tài chính của Sacombank

tiêu

lần đầu đầu tư

DN NN DN có vốn đầu tư nước ngoài DN khác DN NN DN có vốn đầu tư nước ngoài DN khác DN NN DN có vốn đầu tư nước ngoài DN khác DN NN DN có vốn đầu tư nước ngoài DN khác

1 Đánh giá khảnăng trả nợ của khách hàng 6% 7% 5% 9% 10% 8% 25% 25% 25% 35% 35% 35% 2 Trìnhlý và môiđộ quản trường nội bộ 15% 10% 15% 25% 20% 25% 20% 17% 20% 16% 15% 16% 3 Quan hệ với Ngân hàng 50% 50% 50% 20% 20% 20% 15% 15% 15% 15% 15% 15% 4 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành 8% 8% 8% 15% 15% 15% 15% 15% 15% 15% 15% 15% 5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp 21% 25% 22% 31% 35% 32% 25% 28% 25% 17% 20% 19% Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Các doanh nghiệp được chấm điểm bao gồm: doanh nghiệp cũ, doanh nghiệp mới quan hệlần đầu, doanh nghiệp mới đi vào hoạt động hoặc đang trong giai đoạn đầu tư.

 Doanh nghiệp cũ: là doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với Sacombank (không có thời gian gián đoạn quan hệtín dụng trên 12 tháng tại Sacombank tính đến thời điểm đánh giá).

 Doanh nghiệp mới quan hệ lần đầu: là doanh nghiệp trước đây chưa từng có quan hệ tín dụng với Sacombank hoặc là doanh nghiệp mới có quan hệ tín dụng và chưa đến kỳ hạn trả nợ đầu tiên (nợ gốc và/hoặc nợ lãi) hoặc là doanh nghiệp đã từng có quan hệ tín dụng với Sacombank nhưng có thời gian gián đoạn quan hệtín dụng trên 12 tháng tính đến thời điểm đánh giá.

 Doanh nghiệp mới thành lập: là doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 1 năm tài chính và chưa có báo cáo tài chính hoặc doanh nghiệp mới thành lập đã có báo cáo tài chính nhưng báo cáo tài chính không có số đầu kỳ.

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 81 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)