Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hệ thống xếp hạng tín

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 76 - 79)

5. Cấu trúc luận văn

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hệ thống xếp hạng tín

Thiên Huế

Nếu chỉ dựa vào các mô hình chấm điểm XHTD để đánh giá mức độ rủi ro của người đi vay thì kết quả đạt được có thểvẫn cách xa với thực tếdo sựbiến động của điều kiện kinh doanh, và không có phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp nào có thể hoàn thành thay thế được kinh nghiệm cũng như các đánh giá chuyên môn của cán bộtác nghiệp, vì vậy Sacombank vẫn cần phải có sựphối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ trong XHTD khách hàng cá nhân nhằm quản trịrủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.

Vậy để nâng cao hiệu quả trong công tác chấm điểm tín dụng và hỗ trợ cần thiết giúp phát huy hiệu quả cho hệ thống XHTD của Sacombank, một số đề xuất được đưa ra như sau:

 Vềphía doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp phải thực hiện lập báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành của Bộtài chính.

- Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán.

 Vềphía Ngân hàng:

- Nâng cao tính minh bạch và chất lượng thông tin đầu vào. Kết quảxếp hạng tín dụng có chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào thông tin mà các CVKH cung cấp từ phía DN. Do đó, các CVKH phải tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, linh động trong việc thu thập các nguồn thông tin và yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các BCTCđãđược kiểm toán.

- Định lượng hóa các chỉ tiêu phi tài chính: Để hạn chế sự chủ quan của các CVKH trong việc xếp hạng tín dụng DN, việc định lượng hóa các chỉ tiêu phi tài chính là vô cùng cần thiết, đồng thời thu thập các sốliệu tiêu biểu của ngành đểlàm cơ sở cho điểm các chỉ tiêu phi tài chính của DN

- Ngân hàng cần xây dựng một biểu điểm đánh giá quy mô cụ thể cho từng ngành thuộc từng lĩnh vực khác nhau.

- Xây dựng hệthống thông tin quản trị RRTD đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên để phục vụcho việc đánh giá chấm điểm khách hàng. Cần thiết lập kênh trao đổi thông tin thường xuyên giữa các ngân hàng trên cơ sởcạnh tranh nhưng hợp tác nhằm mục tiêu chung là ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Sửdụng tiến bộcông nghệtin học trong quản trị thông tin là một trong những yếu tố quan trọng, then chốt để phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng.

- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá chuyên môn của các nhân viên tín dụng. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy không có phương án và công cụphân tích nào có thểhoàn toàn thay thế được kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia phân tích tín dụng.

- Nâng cao nhận thức của các cấp nhà quản trị về vai trò của công cụ XHTD đối với phòng ngừa rủi ro và thiết lập danh mục cho vay hiệu quả. Vận dụng công cụ XHTD kết hợp với các biện pháp khác như tài sản đảm bảo an toàn và trích lập dựphòng rủi ro.

- Ngân hàng nhà nước cần đưa ra một quy chuẩn thống nhất trong việc xây dựng hệthống XHTD.

Như vậy với mục tiêu tăng trưởng bền vững, hoạt động an toàn và hiệu quả, cần có những giải pháp tích cực trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Bên cạnh nhóm các giải pháp phòng ngừa RRTD như là xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp; hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay; thành lập bộphận nghiên cứu, phân tích và dựbáo kinh tế vĩ mô; nâng cao vai trò của công tác kiểm

soát nội bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… thì việc hoàn thiện hệthống XHTD nội bộcũng là nhu cầu đòi hỏi bức thiết.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)