Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 40)

Thực tế cho thấy chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào chất lượng chè nguyên liệu.Chất lượng chè nguyên liệu lại chịu ảnh hưởng của đặc điểm sinh lý, sinh hoá của giống. Do vậy việc chọn được giống chè tốt và cơ cấu giống hợp lý là hết sức cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè. Điều tra nghiên cứu vềcơ cấu giống chè của các hộtôi thu được kết quả nghiên cứu như sau:

Bảng 4.2.2: Cơ cấu giống chè của các hộđược điều tra Chỉ tiêu Hộ sản xuất truyền thống Hộ sản xuất an toàn

Số lượng (sào) Cơ cấu (%) Số lượng (sào) Cơ cấu (%)

Diện tích trồng chè 715 100% 188 100% Chè hạt 389 54% 81 43% Chè TRI 777 0 0% 0 0% Chè cành lai LDP1 109 16% 82 44% Chè cành lai LDP2 0 0% 0 0% CHè cành lai F1 213 30% 35 13% Chè khúc vân tiên 0 0% 0 0% Chè kim tuyên 0 0% 0 0% Chè keo am tích 0 0% 0 0% Khác 0 0% 0 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)

Từ bảng 4.2.2 ta thấy, các nông hộ chủ yếu trồng giống chè hạt (chè trung du), các giống chè TRI 777, chè cành lai LDP2, chè Khúc Vân Tiên, chè Kim Tuyên, chè Keo Am Tích mặc dù phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương nhưng là các giống chè mới hiện nay đang nằm trong dự án trồng mới 2019 - 2020. Ở nhóm hộ sản xuất chè truyền thống, giống chè hạt chiếm 43% so với tổng diện tích, giống chè cành lai F1 có diện tích 213 sào chiếm 30% gấp đôi so với giống chè cành lai DLDP1 là 109 sào, chiếm 16%. Nhóm sản xuất chè an toàn giống chè cành lai LDP1 chiếm diện tích lớn nhất, chiếm 44% với 82 sào, tiếp đến là giống chè hạt chiếm 43% với diện tích 81 sào, chè cành lai F1 chỉ có 35 sào chiếm 13%. Điều này cho thấy diện tích trồng các loại chè giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt ở các hộ sản xuất chè truyền thống còn thấp. Vì vậy trong thời gian tới, xã Tràng Xátriển khai nhanh các chương trình dự án trồng mới, trồng thay thế, đưa dần các giống chè có năng suất, chất lượng

tốt vào thay thế cho những nương chè đã già và cằn cỗi, để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất chè.

Một phần của tài liệu Khóa luận Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)