Dựa vào kết quảđã điều tra về thuận lợi và khó khăn của các hộ sản xuất chè ta có thể rút ra được kết quả sau:
Bảng 4.4.3: Phân tích SWOT khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộđược điều tra
Điểm Mạnh (S) Điểm yếu (W)
- Diện tích đất nông nghiệp lớn - Sản xuất chè nhỏ lẻ, manh mún - Lực lượng lao động dồi dào, chi phí
nhân công rẻ - Đầu vào chưa đủ cung ứng
- Người dân có kinh nghiệm trồng chè -về chè hữu cơ Lao động thiếu kiến thức chuyên sâu - Sản phẩm chè có thương hiệu - Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm
Cơ Hội (O) Thách Thức (T)
- Nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng của người tiêu dùng lớn
- Khó khăn trong xây dựng vùng sản xuất tập trung
- Các chính sách hỗ trợ thúc đẩy của nhà
nước - Chất lượng đầu vào không đảm bảo
- Thị trường còn ít sản phẩm hữu cơ. - Sự chênh lệch về trình độ phát triển - Nông nghiệp hữu cơ ngày càng thu hút
sự chú ý - Cạnh tranh gay gắt
Điểm mạnh
-Diện tích đất nông nghiệp lớn: Nằm ở phía Nam huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, địa hình chủ yếu là đồi đất và thung lũng tương đối bằng phẳng
nên diện tích đất nông nghiệp có thể canh tác chè của xã Tràng Xá rất lớn. Sông Dong chảy qua địa bàn xã cung cấp nguồn nước tưới tiêu dồi dào phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra tại đây còn có chế độ mưa và chế độ nhiệt thích hợp phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè.
-Lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ: Trong cơ cấu kinh tế của xã Tràng Xá thì nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp dồi dào. Thêm vào đó, tiền công lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rẻ nên sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất cây chè nói riêng ở đây đang có lợi thế về lao động dồi dào, nhân công giá rẻ.
Điểm yếu
- Sản xuất chè nhỏ lẻ, manh mún: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng như diện tích sản xuất chè tại xã Tràng Xá là rất lớn (hơn 50ha chè) tuy nhiên sản xuất chè tại đây vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún theo hộ gia đình là chủ yếu tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không gắn với mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác quản lý chất lượng và giữ vững thương hiệu.
- Đầu vào chưa đủ cung ứng: Hiện nay trên địa bàn xã chưa có một cá nhân, doanh nghiệp nào cung ứng giống, phân bón, thiết bịmáy móc và các tư liệu cần thiết khác phục vụ cho sản xuất chè hữu cơ vì vậy việc tiếp cận sử dụng các tư liệu sản xuất trong sản xuất chè hữu cơ của các hộ sản xuất chè tại địa phương vô cùng khó khăn.
- Lao động thiếu kiến thức chuyên sâu về chè hữu cơ: Cây chè đã có mặt tại Tràng Xá khoảng 30 năm trước, người dân tại đây rất giàu kinh nghiệm trong canh tác cây chè, tuy nhiên đó là những kinh nghiệm sản xuất truyền thống, khái niệm chè hữu cơ còn khá mới đối với các hộ sản xuất chè họ chỉ được tiếp cận qua các buổi tập huấn hội thảo giới thiệu hoặc qua các phương
tiện truyền thông đại chúng chưa thực sự được đào tạo qua bất kì khóa học chuyên môn nào về chè hữu cơ.
- Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm:Thị trường đầu ra cho sản phẩm không ổn định, bởi tất cả các khâu từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản đều thiếu sự quy hoạch, thiếu tính chiến lược, thiếu sự đồng bộ và thiếu sự đầu tư thỏa đáng gây ra những bất ổn và rủi ro đối với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Cơ hội
- Nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng của người tiêu dùng lớn: Chè là thức uống không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người dân Việt Nam hay trên cả thế giới. Với mỗi đối tượng khách hàng tiêu thụ chè khác nhau họ có những yêu cầu về cả chất lượng và giá cả khác nhau, các đối tượng khách hàng có thu nhập vừa và thấp họ sẽ chọn những loại chè bình dân nhưng đối với những đối tượng có thu nhập cao yêu cầu của họ sẽ không còn là giá cả mà chính là chất lượng. Chè mang lại rất nhiều lợi ích đặc biệt về sức khỏe, bởi vậy việc sử dụng chè như một loại quà tặng thể hiện sự tinh tế, sang trọng và ý nghĩa. Đây chính là cơ hội cho các hộgia đình sản xuất chè nâng cao chất lượng sản phẩm chè của mình thay vì việc sản xuất đại trà nhưng lại kém chất lượng như trước đây.
Thách thức:
- Khó khăn trong xây dựng vùng sản xuất tập trung: Các hộgia đình tại địa phương quen với phương thức sản xuất truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún từ lâu đời cho nên việc thay đổi tư duy của họ trong sản xuất là tương đối khó khăn, hơn nữa sự thất bại của phương thức canh tác tập trung trong những năm trước đổi mới khiến họ e ngại tham gia các hợp tác xã hay các mô hình sản xuất tập trung khác.
- Cạnh tranh gay gắt: Thịtrường tiêu thụ chè trong nước và quốc tế có sự cạnh tranh rất gay gắt. Chè tại Tràng Xá không chỉ phải cạnh tranh với chính những vùng chè khác trong tỉnh Thái Nguyên mà còn phải cạnh tranh với các vùng chè nổi tiếng khác trong nước như Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng) và để vươn xa hơn nữa trên thị trường quốc tế chè Tràng Xá còn phải cạnh tranh với các sản phẩm chè của các quốc gia khác trên thế giới.
Để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và tranh thủ thời cơ để khẳng định vị thế của cây chè Tràng Xá trên thịtrường trong và ngoài nước cần có những giải pháp phù hợp, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè truyền thống thông thường sang sản xuất chè hàng hóa, theo hướng hữu cơ nâng cao chất lượng và giá trị cây chè của địa phương.