hộ được điều tra
Mặc dù các hộ gia đình được điều tra có những thuận lợi nhất định khi tham gia sản xuất chè hữu cơ, tuy nhiên họ cũng gặp phải không ít khó khăn, những khó khăn đó cần được giải quyết để đảm bảo sự thành công của hoạt
động sản xuất chè hữu cơ, bảng 4.4.2 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được những khó khăn cần giải quyết của các hộđược điều tra:
Bảng 4.4.2: Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộđược điều tra
Khó khăn ưu tiên khắc phục
Truyền thống An toàn Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu
90 100% 10 100%
Vốn 77 86% 7 70%
Kiến thức 77 86% 3 30%
Diện tích 8 9% 0 0%
Nhân công lao động 16 18% 4 40%
Giống, phân bón,... 32 36% 2 20%
Cơ sở hạ tầng 0 0% 2 20%
Thị trường tiêu thụ 36 40% 6 60%
Chính sách nhà nước 3 3% 3 30%
Khác... 0 0% 0 0%
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)
Vốn và kiến thức là 2 yếu tốgây khó khăn, cản trởđược ưu tiên giải quyết nhiều nhất nếu tham gia sản xuất chè hữu cơ đối với nhóm hộ sản xuất chè truyền thống chiếm 86% số hộ sản xuất chè truyền thống ưu tiên giải quyết 2 khó khăn này. Tiếp đến là khó khăn cản trở về thị trường tiêu thụ, chiếm đến 40% số hộ trong nhóm này.Giống, phân bón, chế phẩm hữu cơ cũng là khó khăn cản trở lớn khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của nhóm hộ sản xuất chè truyền thống với 36% số hộ. Quy trình sản xuất chè hữu cơ nghiêm ngặt, khắt khe, tốn nhiều công lao động đòi hỏi sự tham gia tỉ mỉ của người lao động và đây cũng là khó khăn cản trởđối với họ khi có 18% gặp phải vấn đề này. Diện tích và chính sách nhà nước là những khó khăn cản trở cần được giải quyết của lần lượt 9% và 3% số hộ sản xuất chè hữu cơ. Không có một hộ nào gặp phải cản trở do cơ sở hạ tầng hay những khó khăn nào khác.
Nhóm hộ sản xuất chè an toàn khó khăn cần được ưu tiên giải quyết nhiều nhất đối với họcũng là vốn với 70% số hộ gặp khó khăn này, thịtrường
tiêu thụ với 60% số hộlà khó khăn xếp thứ 2, khó khăn cần được giải quyết là nhân công lao động khi có 40% số hộ sản xuất chè an toàn gặp phải xếp thứ 3. Có 30% hộưu tiên giải quyết khó khăn về kiến thức và chính sách nhà nước. Cuối cùng khó khăn trở ngại mà nhóm hộ sản xuất chè an toàn gặp phải là giống phân bón, chế phẩm hữu cơ và cơ sở hạ tầng với 20% hộ muốn giải quyết những trở ngại này đầu tiên. Không có hộ sản xuất chè an toàn nào gặp khó khăn về diện tích hay những khó khăn khác.
Những khó khăn được ưu tiên giải quyết này là cơ sở để xây dựng các giải pháp chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ.