Hình thức tiêu thụ của nông hộ

Một phần của tài liệu Khóa luận Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 48)

4.2.6.1. Hình thức tiêu thụ chè của các hộ được điều tra

Diện tích sản xuất chè của xã Tràng Xá rất lớn tuy nhiên chè tại đây chủ yếu sản xuất theo hộgia đình, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, chất lượng chè không đồng đều, chưa có hợp đồng liên kết tiêu thụ với các tổ chức, doanh nghiệp vậy nên chè tại đây được tiêu thụ chủ yếu là bán lẻ. Qua điều tra tôi thu được kết quả về tình hình tiêu thụ chè của các hộđiều tra trong bảng 4.2.6.1:

Bảng 4.2.6.1: Hình thức tiêu thụ chè của các hộđược điều tra

Hình thức

Hộ sản xuất

truyền thống Hộ sản xuất an toàn

Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Hộ sản xuất chè 90 100% 10 100% Gia đình sử dụng 55 61% 10 100% Bán lẻ tại chơ 30 33% 0 0%

Bán cho thương lái 66 73% 10 100%

Bán cho doanh nghiệp,

công ty 0 0% 0 0%

Cửa hàng gia đình 0 0% 0 0%

Khác... 0 0% 0 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)

Qua bảng trên ta thấy có 30 hộ chiếm 33% trong tổng số 90 hộ sản xuất chè truyền thống tiêu thụ chè qua hình thức bán lẻ sản phẩm của mình tại chợ,chợ

Tràng Xá là chợ lớn nhất của 5 xã phía nam huyện Võ Nhai, là trung tâm trao đổi mua bán của địa phương nên lượng người trao trao đổi mua bán hàng hóa tập trung rất đông tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình bán sản phẩm về chè của gia đình. Người xưa quan niệm rằng “miếng Trầu là đầu câu chuyện” còn ngày nay thì chén trà là đầu câu chuyện, bởi trong cuộc sống của chúng ta, trà không thể thiếu. Chè là thức uống gắn liền với đời sống thường nhật của người Việt Nam, nhâm nhi chén nước chè xanh ngắt là khởi đầu cho những cuộc gặp gỡ hàn huyên hay các cuộc gặp bất chợt, bởi vậy rất nhiều hộgia đình được điều tra giữ lại chè do chính mình sản xuất để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Có 55 hộ chiếm 61% hộ sản xuất chè truyền thống và 100% hộ sản xuất chè an toàn giữ lại sản phẩm chè của mình để sử dụng. Còn lại 66 hộ chiếm 73% số hộ sản xuất chè truyền thống và 100% các hộgia đình sản xuất chè an toàn tiêu thụ sản phẩm chè theo hình thức bán cho thương lái. Cả 2 hướng sản xuất chè an toàn và chè truyền thống không có hộgia đình nào tiêu thụ theo hình thức bán cho doanh nghiệp, công ty hoặc bán tại cửa hàng gia đình.

4.2.6.2. Bình quân phần trăm tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ được điều tra

Để tìm hiểu rõ về lượng chè bán ra thị trường và lượng chè sử dụng của các hộgia đình tôi tiến hành điều tra và thu được kết quả ở bảng 4.2.6.2 dưới đây:

Bảng 4.2.6.2: Bình quân phần trăm tiêu thụ sản phẩm chè của các hộđược điều tra

Hình thức tiêu thụ Bình quân phần trăm tiêu thụ (%)Truyền thống An toàn

Gia đình sử dụng 2,7% 1,3%

Bán lẻ tại chơ 84% 0%

Bán cho thương lái 96% 98,7%

Bán cho doanh nghiệp, công ty 0% 0%

Cửa hàng gia đình 0% 0%

Khác... 0% 0%

Từ bảng trên ta thấy được các hộ sản xuất chè truyền thống giữ lại sản phẩm chè của mình sản xuất ra cao hơn so với nhóm hộgia đình sản xuất chè an toàn, cụ thể hộ sản xuất chè truyền thống giữ lại 2,7% sản phẩm cao hơn 1,4% so với hộgia đình sản xuất chè an toàn với 1,3% lượng sản phẩm giữ lại. Tuy có tỷ lệ phần trăm cao hơn nhưng thực tế lượng sản phẩm được giữ lại của nhóm hộ sản xuất chè truyền thống vẫn thấp hơn nhóm hộ sản xuất chè an toàn vì bình quân diện tích sản xuất chè của nhóm hộ sản xuất chè an toàn cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ sản xuất chè truyền thống (19 sào so với 8 sào, cao hơn gấp 2 lần) do đó lượng sản phẩm sản xuất ra của hộ sản xuất chè an toàn lớn hơn rất nhiều so với hộ sản xuất chè truyền thống.Một số hộ sản xuất chè truyền thống tiêu thụ sản phẩm chè của mình qua 3 hình thức tiêu thụ khác nhau nên hình thức sản xuất này lượng sản phẩm bán ra thị trường phân tán qua 2 hình thức tiêu thụ là bán lẻ tại chợ với 84% và cao nhất là hình thức bán qua thương lái với 96% lượng sản phẩm. Nhóm hộ sản xuất chè an toàn họ chỉ tiêu thụ chè của mình qua 2 hình thức chính vì vậy lượng sản phẩm bán ra thịtrường không bị phân tán với 98,7% lượng sản phẩm được bán cho thương lái. Có thể thấy ở cả 2 hình thức sản xuất không có lượng sản phẩm nào được bán cho doanh nghiệp, công ty hoặc bán qua của hàng gia đình hay các hình thức tiêu thụ khác.

Các thương lái thu mua chè tại Tràng Xá chủ yếu từ nơi khác đến, bởi các sản phẩm chè của xã Tràng Xá chưa có thương hiệu, chất lượng chè cũng thấp hơn các vùng chè khác của tỉnh Thái Nguyên nên thường bị ép giá. Sản xuất chè tại đây vẫn mang tính tự phát, sản xuất theo phương thức truyền thống, sản xuất chè an toàn ở Tràng Xá mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn chưa có hợp đồng đảm bảo tiêu thụ vậy nên người dân tại đây vẫn quen với hình thức tiêu thụ truyền thống, không có sự liên kết trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ. Với mục tiêu đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm chè tại đây các cơ quan,

ban ngành sở tại cần thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất, tìm đầu ra, liên kết tiêu thụ các sản phẩm chè cho các hộ sản xuất, như vậy mới thúc đẩy ngành chè tại đây phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu Khóa luận Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)