4. Phương pháp nghiên cứ u
1.1.8.2. Các kênh phân phối của doanh nghiệp thương mại
Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từnhà sản xuất qua
trung gian đến tay người tiêu dùng. Có thể thấy rằng, chức năng chủ yếu cơ bản nhất của kênh phân phối là giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của họ đến tay người tiêu dùng nhằm đem lại sựthỏa mãn tốt nhất cho họ.
Sơ đồ1.2 Mô hình kênh phân phối hàng hóa dịch vụtiêu dùng cá nhân
(Nguồn: Lê ThếGiới, 2003, Quản trịMarketing)
Kênh không cấp (còn gọi là kênh phân phối trực tiếp). Phân phối tiêu thụ trực
tiếp là chỉ cách thức tiêu thụ mà sản phẩm không phải trao chuyền qua tay bất kỳ
một nhà trung gian nào trong quá trình chuyển từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Cách thức phân phối tiêu thụ trực tiếp chủ yếu được dùng cho việc phân
phối tiêu thụ những sản phẩm đặc biệt có giá trị cao, được chế tạo phải cử chuyên
gia đến hướng dẫn người tiêu dùng đến lắp đặt, thao tác, duy trì và bảo dưỡng thiết
bị. Mặt khác, những loại sản phẩm mà khách hàng mua với số lượng lớn, không cần
qua khâu trung gian nào cũng thường áp dụng hình thức phân phối trựctiếp.
Những hình thức của marketing trực tiếp chính là bán hàng lưu động, bán
hàng dây chuyền, đặt hàng qua bưu điện, marketing qua điện thoại, bán hàng qua internet và các cửa hàng của người sản xuất.
Kênh một cấp (kênh phân phối gián tiếp) có một trung gian như người bán lẻ.
Kênh hai cấp có hai người trung gian. Trên thị trường hàng tiêu dùng đó, thường là một người bán sỉ và một người bán lẻ.
Kênh ba cấp có ba người trung gian. Giữa người bán sỉ và bán lẻ có thêm một người bán sỉ nhỏ. Ngoài ra, có thể có kênh phân phối nhiều cấp hơn. Tuy nhiên, số
cấp của kênh tăng lên thì việc thu nhận thông tin của những người sử dụng cuối
cùng và thực hiện việc kiểm soát các trung gian sẽ khó khăn hơn. Nhà bán lẻ Bán buôn Đại lý Nhà bán lẻ Bán buôn Nhà bán lẻ NGƯỜI TIÊU DÙNG NHÀ SẢN XUẤT