Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 trường tiểu học lê lợi (Trang 96 - 98)

- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã được học qua các môn học trên lớp; phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ

3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp

* Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.

Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng, giúp giáo viên hiểu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải là hoạt động "phụ" hoạt động " bề nổi" mà giữ một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Vì vậy, giáo viên cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình mà không ngừng nỗ lực, phấn đấu,

văn hóa cho học sinh thì cần phải đặc biệt chú trọng đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, từ đó vận dụng vào thiết kế bài dạy với nội dung phong phú, đa dạng, cách thức tổ chức sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần phải không ngừng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng, chuyên môn, đoàn thể và các buổi chuyên đề, tập huấn nhằm thay đổi từ trong nhận thức đến hành động.

* Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng).

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành của giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm xây dựng cho các em mối quan hệ phong phú đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh.

Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch năm học trong đó chú trọng nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; chỉ đạo tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch cụ thể sát với tình hình thực tế; thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; kế hoạch giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được thể hiện đầy đủ ở kế hoạch chuyên môn, tổ khối đến giáo viên. Hoạt động ngoài giờ lên lớp được chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả.

Cụ thể: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện 4 tiết/tháng với nội dung cụ thể (được nêu rõ trong chương trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 4 tiết đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm thực hiện. Nhà trường chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đảm bảo đúng tiến độ từ khâu soạn giảng đến việc tổ chức các hoạt động. Để đảm bảo tiết dạy đạt hiệu quả, mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình về nội dung, về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; tổ chức nhiều hình thức, phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động học tập của mọi đối tượng học sinh. Đây là nền tảng cơ bản, là động lực quan trọng để thúc đẩy tất cả học sinh trong lớp mạnh dạn tham gia các hoạt động khác.

* Giải pháp 3: Chỉ đạo tổng phụ trách Đội thiếu niên phối hợp với giáo viên trong các hoạt động Đội thiếu niên và các hoạt động giáo dục ngoài giờ khác

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo Bí thư đoàn thanh niên và đặc biệt là đồng chí Tổng phụ trách đội phối, kết hợp khá nhịp nhàng với giáo viên trong công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (ngoài 4 tiết/tháng theo quy định), cụ thể như: tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ điểm, văn nghệ chào mừng ngày 20/11, sinh hoạt tập thể, trồng cây và chăm sóc cây hoa; lao động vệ sinh trường lớp; múa dân vũ, múa hát sân trường, thể dục buổi sáng, giữa giờ, tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức đi viếng tượng đài liệt sĩ tại xã Lê Lợi , tổ chức hoạt động đội

thiếu niên ..và các hoạt động tập thể khác cũng được tổng phụ trách đội phối hợp với giáo viên tổ chức thường xuyên, tạo ra được không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh trong toàn trường.

Tóm lại: Thông qua giải pháp 2 và 3 giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, giá trị văn hóa của nhân loại; củng cố, bổ sung, nâng cao và mở rộng kiến thức, các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện; tiếp tục rèn luyện và phát triển một số năng lực chủ yếu như: năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác,... Ngoài ra giúp các em mạnh dạn bày tỏ ý kiến trước tập thể; tự tin, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động, Bên cạnh đó cần làm tốt công tác đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL của học sinh, đây là nội dung cực kỳ quan trọng mà giáo viên cần dựa vào để đánh giá năng lực học sinh Tiểu học theo Thông tư số 30/2014 và thông tư 22/2016 của BGD&ĐT. Qua đó giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lòng biết ơn, lòng yêu nước, hình thành nhân cách cho học sinh, đồng thời thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh phát triển một cách toàn diện.

Hình ảnh một số hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 trường tiểu học lê lợi (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w