Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Biện pháp 1 Thay đổi nhận thức của giáo viên

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 trường tiểu học lê lợi (Trang 134 - 138)

III. Phần kết luận, kiến nghị 26 1 Kết luận

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Biện pháp 1 Thay đổi nhận thức của giáo viên

giáo viên. Rất nhiều giáo viên phàn nàn: nếu không đánh, làm sao học sinh nghe lời hay “thương cho roi cho vọt”. Có đánh, có la thì mới dạy được. Trước đây khi đi học, cô thầy đánh mình như thế giờ mình mới nên người. Không đánh học sinh thì các em coi thường mình, nhờn mặt lắm. Không đánh học sinh thì không thể nào dạy được.

Hiện nay, bạo hành trong nhà trường hay tâm lý “thương cho roi cho vọt” là không sai hay không phương hại của nhiều người, nhiều thầy cô vẫn tồn tại. Một số thầy cô còn thiếu hiểu biết về pháp luật, nhất là nghĩa vụ và quyền hạn của thầy cô giáo trong việc giáo dục chăm sóc trẻ em đã được quy định trong các chính sách, luật pháp.

Vấn đề đạo đức nghề nghiệp còn được một số giáo viên coi nhẹ. Một số giáo viên không quan tâm nhiều đến cảm xúc của học sinh, cho mình được quyền đánh, mắng, la, hét, dọa nạt học sinh.

Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải thay đổi nhận thức của giáo viên về việc kỷ luật học sinh, phải làm sao cho giáo viên tự nhận thấy được rằng bản thân mình cần phải thay đổi các hình thức kỷ luật để đạt hiệu quả tích cực nhất trong dạy học.

Để thay đổi nhận thức của giáo viên, trước hết tôi đã tổ chức các buổi chuyên đề về các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, kỷ luật trừng phạt học sinh, về các vấn đề liên quan đến kỹ năng tổ chức dạy học và các vấn đề về đạo đức nhà giáo.

Qua các buổi chuyên đề, giáo viên nhận thức sâu sắc các việc làm của mình là đúng hay sai. Từ việc đưa ra các ví dụ thực tế đã được lan truyền trên mạng, các vấn đề nóng đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, các vấn đề bạo lực học sinh đã bị xã hội lên án để so sánh với việc giáo viên thường làm từ đó các cô thầy rút kinh nghiệm cho bản thân.

Trước tiên, giáo viên sẽ cùng xem và nhận xét về những hành động bạo lực học sinh mà mọi người đã vô tình hay cố ý ghi lại được và đưa lên mạng internet. 100% người xem đều lên án các tình huống như dùng dép đánh vào đầu học sinh, dùng thước, roi, cây vụt vào mông, tay, chân gây thâm, bầm tím các em, tát và mặt, véo tai, kéo tai học sinh,...

động, một số biện pháp kỷ luật trừng phạt mình đã áp dụng với học sinh mình. Mặc dù không có hành động nào quá đáng như một số hình ảnh đã nêu nhưng nếu các việc làm của mình đều được ghi lại và được đưa lên mạng xã hội liệu hậu quả mang lại cho các thầy cô giáo chúng ta sẽ thế nào. Phân tích xem bản thân mình làm như thế đúng hay sai. Tiếp theo, giáo viên sẽ được thảo luận và đưa ra cách giải quyết các tình huống mà mọi người đã và đang lên án gay gắt đó. Mỗi người sẽ được đưa ra nhận định và nêu cách giải quyết các tình huống tái hiện. Ví dụ như có một em học sinh nói chuyện riêng trong lớp bị cô giáo vụt thước làm cho tím bầm mông, nếu là bản thân mình trong trường hợp đó, giáo viên sẽ xử lý thế nào? Ví dụ một em quay sang nói cuyện với bạn trong lúc cô đang giảng bài, cô đã bắt em đó quỳ suốt buổi học. Hay một em rất nghịch và đã lấy trộm tiền của bạn bị cô dọa sẽ gọi công an đến, vì quá sợ chú công an, em đó đã bỏ học, cô xử lý thế nào?

Giáo viên phải phân tích được đúng sai, nêu lên, phân tích sau đó cùng thống nhất một số cách thức xử lý tình huống, cách giải quyết tối ưu, hiệu quả để không làm tổn thương học sinh. Sau mỗi lần chuyên đề, sau các tình huống thực tế đã áp dụng hiệu quả và tạo chuyển biến tích cực trong suy nghĩ, hành động của học sinh đối với mình, mỗi giáo viên đã có nhận thức đúng, có chuyển biến mạnh mẽ tích cực trong nhận thức và tình cảm đối với học sinh. Mọi người đều nhận thấy rằng, các em học sinh đáng yêu hơn là đáng trách. Tất cả các hành động, việc làm của các em là tấm gương phản chiếu cách giáo dục của mỗi chúng ta. Nếu được yêu thương, các em sẽ đáp lại bằng tình yêu thương, nếu được tôn trọng, sẽ nhận được ở các em sự kính yêu, nếu được quan tâm chăm sóc, giúp đỡ tận tình, chúng ta sẽ nhận lại được ở các em một tình yêu thương trong sáng, quan tâm đặt biệt, nếu bị đối xử bằng bạo lực, sẽ nhận lại từ các em một tính cách lầm lì, ngang bướng, nếu bị bỏ rơi, sẽ nhận lại được ở các em một sự lạnh nhạt, xa lánh.

Mỗi ngày như thế, giáo viên sẽ tìm thấy vô vàn niềm vui bên học trò của mình. Giáo viên sẽ nhận thấy, không phải chỉ có la mắng, đánh đập, gây áp lực,... thì người khác mới chú ý lắng nghe mình. Không

quyết được vấn đề mà trong việc giáo dục một con người thì điều quan trọng là phải khéo léo, phải có những kỷ luật tích cực phù hợp hơn.

Vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng phải được liên tục nhắc đi nhắc lại, các giáo viên phải ký cam kết mỗi năm học về việc không sử dụng bạo lực đối với học sinh. Không thể nói đây là việc biết rồi, nói mãi vì rõ ràng là với giáo viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm là những giáo viên hay mắc phải sai lầm nhất.

Trong không gian sư phạm của nhà trường, giáo dục đạo đức nhà giáo phải được đặt lên hàng đầu, trọng tâm và thường xuyên... Giải quyết tốt công tác này chính là thiết thực góp phần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ “dạy tốt, học tốt”.

Ngoài ra, tôi còn luôn quan tâm tới vấn đề tâm lý nghề nghiệp, góp phần định hướng, giải tỏa cho giáo viên trong các buổi họp cơ quan, trao đổi kinh nghiệm về các tình huống sư phạm.

Biện pháp 2. Thay đổi thói quen. Áp dụng kỷ luật tích cực thay thế cho kỷ luật trừng phạt học sinh

Các tình huống rất nhiều, rất đa dạng và gần gũi với tình huống giáo viên gặp hằng ngày và hầu như tất cả các tình huống đều được giáo viên xử lý một cách khéo léo và hợp lý nhưng vì sao khi áp dụng thực tế, các thầy cô chúng ta lại không làm được như thế?

Vấn đề nảy sinh tiếp theo ở đây là thói quen hành động. Thói quen hành động liên quan đến nhiều yếu tố. Trước hết, nói đến thói quen là phải nói đến việc luyện tập thường xuyên, liên tục, tạo cho mình nhận thức đúng và buộc mình phải làm theo hằng ngày, hằng giờ. Tạo cho mình một thói quen tốt trong hành xử với học sinh và bỏ các thói quen tự mình thấy không phù hợp.

Thực tế đã có một số giáo viên, cứ không bằng lòng, bực tức học sinh là ra tay đánh, tát, miệng chửi, nạt, hăm dọa,...Để thay đổi được thói quen đó, giáo viên cũng cần phải cố gắng nhiều và phải bình tỉnh, kiên trì, kìm nén để giải quyết. Giáo viên phải thay đổi cách cư xử trong lớp học dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh, khiến cho học sinh tự giác chấp hành và

Tất cả giáo viên đều không có khó khăn gì để phân biệt đâu là kỷ luật tích cực, đâu là kỷ luật không tích cực và mọi người đều nhận biết rằng, kỷ luật trừng phạt hay dùng bạo lực đối với học sinh đều mang đến kết quả không như mong muốn. Hơn nữa, việc dùng kỷ luật trừng phạt học sinh đang bị xã hội lên án. Hầu hết hiện nay không ai sinh nhiều con kể cả là người Kinh hay người Ê-đê. Vì vậy, nếu thấy con có biểu hiện bị bạo hành, họ sẽ phản ứng rất quyết liệt. Mọi hậu quả tiếp theo đối với giáo viên đều sẽ rất khó lường. Thế nên, tất cả giáo viên đều mong muốn mình có kỹ năng áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh.

Đầu tiên, phải xây dựng các hình thức kỷ luật tích cực. Các hình thức kỷ luật tích cực đối với học sinh sau đây là các biện pháp mà tôi đã hướng dẫn giáo viên phổ biến, áp dụng có hiệu quả tại trường.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 trường tiểu học lê lợi (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w