- Miêu tả cụ thể quá trình và việc mà học sinh đã nỗ lực Khi học sinh làm được một việc mà bản thân cảm thấy rất tốt, trong lòng sẽ có
c) Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và nhất quán
quán
- Phải cương quyết với học sinh mắc lỗi, nghiêm khắc nhưng mềm dẻo chỉ ra cho các em biết đã mắc lối gì, mắc lỗi như thế nào và lần sau cần phải làm gì để sửa chữa.
- Khi phạt, giáo viên cần nói rõ sai phạm của học sinh với thái độ khoan dung, nhân ái, độ lượng và bình tĩnh. Các biện pháp xử phạt phải giúp học sinh biết rằng thái độ/hành vi của các em là sai, trái như thế nào. Chỉ ra được nên làm thế nào mới đúng.
- Tuyệt đối không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực. - Các hình phạt phải phù hợp với mức độ vi phạm - Tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh. - Áp dụng hình thức xử phạt một cách công bằng.
- Không phạt học sinh vì những lỗi do những nguyên nhân khách quan.
- Không phạt học sinh vì những quy định chưa được thỏa thuận trước.
Trong việc thực hiện các kỷ luật, phải có thưởng, có phạt, có khen, có chê nhưng việc phạt học sinh, chê học sinh là điều cần phải cẩn thânh hơn cả. Hình thức phạt ở đây là hình thức làm cho học sinh tự nhận thức được việc làm sai của mình để tự giác sửa. Việc chê học sinh hoàn toàn không thể tùy tiện. hạn chế nhất có thể việc buông lời chê bai. Cẩn trọng với những lời chê trách học sinh. Vì ai trong chúng ta đều có thể diện của mình, và luôn dễ dàng bị tổn thương lòng tự trọng với những lời chê trách. Nên thay thế việc chê bằng các hình thức khác có thể.