- Miêu tả cụ thể quá trình và việc mà học sinh đã nỗ lực Khi học sinh làm được một việc mà bản thân cảm thấy rất tốt, trong lòng sẽ có
e) Phải quantâm đến hoàn cảnh của học sinh
Tất cả học sinh trong lớp không thể giống nhau về gia đình, điều kiện sống, điều kiện dạy dỗ và mỗi em là một cá thể khác nhau nên giáo viên cần quan tâm đến từng cá thể trong lớp. Phải chấp nhận một điều rằng, ngoài việc học trên lớp, ngoài việc được hấp thu giáo dục nhà trường thì các em còn được hấp thu giáo dục từ nhiều kênh như từ gia đình, cộng đồng xã hội.
Việc tìm hiểu những khác biệt trong hoàn cảnh, khó khăn trong cuộc sống, học tập và những khó khăn về mặt tâm lí sẽ giúp giáo viên
hiểu và tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp. Bởi những hành vi tiêu cực/mắc lỗi của học sinh thường do những khó khăn mà học sinh gặp phải trong cuộc sống gây ra, tác động đến hành vi của học sinh.
Khó khăn của học sinh có thể bao gồm những khó khăn trong học tập, những vấn đề trong gia đình, những bức xúc mà học sinh gặp phải khi bị đối xử tàn tệ, bị tổn thương tâm lý, bị hiểu lầm,...
Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lý của học sinh sẽ giúp giáo viên không cần phải dùng đến trừng phạt thân thể mà vẫn giáo dục học sinh có hiệu quả.
Việc hiểu rõ hoàn cảnh từng em giúp giáo viên có cách giải quyết phù hợp hơn với từng hoàn cảnh. Có đến, có thấu hiểu các em, giáo viên mới có thể đồng cảm, thương yêu và nhìn nhận các em một cách công bằng hơn.
Để tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ học sinh giải quyết khó khăn, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
Tránh đối đầu với HS, nhất là trước mặt những người khác. Lắng nghe trẻ nói và đặt mình vào vị trí của học sinh. Cần tránh dọa nạt hoặc chỉ trích học sinh trước khi tìm hiểu nguyên nhân. Cố gắng giúp học sinh tìm ra giải pháp phù hợp với các em.
Biện pháp 3. Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giáo viên
Người thầy, ngoài tài năng phải hội đủ những đức tính như sự mực thước trong cuộc sống, lòng yêu nghề, tận tâm tận lực với sự nghiệp. Ở góc độ đạo đức, thầy, cô giáo phải là những người vừa có tình yêu thương, vừa nghiêm khắc với trò và với chính cả bản thân mình. Để hạn chế việc học sinh không chú ý trong lớp thì kỹ năng sư phạm của giáo viên là điều quan trọng nhất.
Tôi đã từng dự giờ học sinh cùng một lớp với hai giáo viên khác nhau dạy. Một tiết Tập đọc, học sinh học vô cùng ể oải, đa số các em không tập trung, không chú ý xây dựng bài. Nhiều em còn làm việc riêng. Đa số các em đọc nhỏ, nhiều em đọc dưới lớp còn không nghe được. Giáo viên phải rất vất vả để ổn định lớp và giảng bài. Khi tổ chức hoạt động nhóm nhỏ, các em hầu như không hợp tác để làm việc với nhau, giáo viên thì gần như phải hét lên để dạy, để nhắc em này, để
muốn. Mọi người đánh giá học sinh lớp này yếu quá, lì quá. Thế nhưng điều hoàn toàn ngược lại với một tiết Tiếng Anh ngay sau đó. Giáo viên Tiếng Anh trường tôi là một người có kỹ năng sư phạm tốt. Cô giáo rất sáng tạo trong bài dạy, tất cả các hoạt động dạy học đều được cô thiết kế một cách hợp lý. Học sinh lúc này thật sự thích thú. Các em linh hoạt hẳn lên. Các em phối hợp với bạn, với cô vô cùng tốt. Tất cả các em tham gia tiết học một cách hứng thú, sôi nổi và đầy sáng tạo. Các em đọc bài, trả lời câu hỏi to, rõ và rất hay, rất đúng. Các em làm việc theo nhóm và cặp đôi hiệu quả trong hoạt động thực hành. Tiết học đã kết thúc mà dường như em nào cũng đang đầy hứng thú và muốn học mãi. Tôi nhận thấy tất cả các em đều ngoan, đều vui và đều giỏi. Không một em nào không bị cuốn vào các hoạt động học tập và các yêu cầu cô đưa ra. Các em làm gì có thời gian để nói chuyện riêng, để chọc phá bạn, để quay lên quay xuống. Các em tích cực, tự giác để khai thác bài học và chủ động bày tỏ ý kiến, hỏi, nói, đối thoại với cô. Tiết học đã làm cho tất cả các thầy cô đều thấy vui và đều nhận ra rằng. Kỹ năng dạy học là một điều vô cùng quan trọng.
Sau hai tiết dạy, mọi người đều nhận ra rằng, khả năng học tập của học sinh phụ thuộc vào vấn đề giáo viên đã tổ chức, khai thác. Kỹ năng sư phạm tốt đã thu hút được học sinh học tập. Như thế, sẽ không có việc phải vừa dạy vừa nhắc nhở, la mắng, đánh đập học sinh vì tội học sinh ồn, nói chuyện hay làm việc riêng trong lớp. Học sinh hứng thú trong học tập sẽ tránh được việc làm cho cô bực tức hay nặng nề. Để làm được điều đó, người giáo viên cần được bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng sư phạm.
Ngoài việc tổ chức thao giảng, dự giờ thường xuyên thì các tiết chuyên đề theo định hướng cho trước là vô cùng quan trọng. Các tình huống dạy học được đưa ra và sẽ cùng nhau nhìn nhận, đưa ra hướng giải quyết. Giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các giáo viên khác. Các kỹ năng tổ chức lớp học, đa dạng hình thức dạy học hay sử dụng đồ dùng học tập phù hợp, sử dụng công nghệ thông tin như hình ảnh, âm thanh,... đều là những hỗ trợ đắc lực cho giao viên trong việc thu hút học sinh.
So với các năm học trước, năm học 2017-2018, kỹ năng dạy học của hầu hết giáo viên được nâng cao, việc tạo hứng thú học tập cho
học sinh được chú trọng. Học sinh hầu hết tích cực hơn trong giờ học, từ đó học sinh ít phạm lỗi hơn trong giờ học, từ đó, giáo viên cũng ít phải sử dụng các hình thức xử phạt đối với học sinh trong lớp.
Biện pháp 4. Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước. Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta những năm qua đã dành cho ngành giáo dục - đào tạo sự quan tâm đặc biệt. Trên địa bàn cả nước, tuy nơi này nơi kia vẫn còn những khó khăn nhưng nhìn chung đời sống giáo viên đã được cải thiện. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì với mức lương cơ bản của giáo viên hiện nay là thấp. Đa số giáo viên rất khó khăn khi chỉ sống bằng đồng lương, nhiều người phải dạy thêm ngoài giờ hoặc đi làm thêm các công việc khác nhau để cải thiện đời sống và đây là áp lực rất lớn đối với họ. Do đó, để giảm áp lực và tạo điều kiện cho giáo viên chuyên tâm công tác trước hết đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên cần phải được đảm bảo.
Với giáo viên trường Tiểu học Bùi Thị Xuân thì công việc dạy học không phải là công việc duy nhất để trang trải cuộc sống. Đa số giáo viên đều phải làm thêm ruộng, rẫy hoặc các nghề thủ công khác để tăng thu nhập. Mỗi người một hoàn cảnh, điều kiện sống. Nhiều cô rất vất vả vì chồng mất sớm, chồng đi làm ăn xa hay chồng không có công việc. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức cống hiến của mỗi người.
Qua nhiều năm, nhà trường luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên. Động viên, tìm và giới thiệu việc làm cho một số người nhà giáo viên để tăng thu nhập. Giúp đỡ nhau trong việc định hướng, sắp sếp việc nhà. Bảo lãnh cho giáo viên vốn để làm ăn,...
Việc quan trọng hơn cả là quan tâm đến đời sống tinh thần giáo viên. Đã có trường hợp giáo viên bức xúc và dùng bạo lực với học sinh vì những bức xúc dồn nén từ gia đình. Vì vậy, tạo được sự tin tưởng, chia sẻ ở giáo viên là điều quan trọng. Được ban giám hiệu, công đoàn, đồng nghiệp quan tâm chia sẻ, giáo viên cũng vơi bớt những lo
vấn đề một cách đúng đắn hơn, nhẹ nhàng hơn.
Mỗi người giáo viên là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Ở trường, cho dù cuộc sống còn nhiều bộn bề lo âu họ cũng đã có đồng nghiệp, có người sẵng sằn lắng nghe, chia sẻ. Từ đó, những ngày lên lớp của mỗi người sẽ nhẹ nhàng hơn. Mỗi giáo viên cũng ý thức hơn trong việc thực hiện kỷ luật và giáo dục học sinh thực hiện kỷ luật.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Tất cả các biện pháp trên có mối quan hệ rất chặt chẽ. Các biện pháp hỗ trợ cho nhau và cần thực hiện thường xuyên, có kế hoạch và hiệu quả. Trong đó, biện pháp thứ hai, Thay đổi thói quen. Áp dụng kỷ
luật tích cực thay thế cho kỷ luật trừng phạt học sinh là biện pháp
then chốt. Giáo viên sau khi có những kiến thức và kỹ năng nhất định thì điều quan trọng là phải thay đổi được thói quen hành động của mình. Cần luôn luôn nhớ và áp dụng nhất quán việc kỷ luật học sinh để việc áp dụng kỷ luật là việc mà học sinh thấy mình phải tự giác làm. Học sinh nhận thức được, việc thực hiện là điều hiển nhiên, cần thiết của mỗi người và tự giác chấp hành cũng như nhắc nhở bạn mình cùng thực hiện.
Như thế, khi thực hiện nhất quán các biện pháp trên, học sinh sẽ tự giác chấp hành kỷ luật. Giáo viên tránh được việc phải dùng các biện pháp kỷ luật trừng phạt học sinh. Giáo viên sẽ tạo được uy tín trong cộng đồng, việc dạy học sẽ nhẹ nhàng hơn.