III. Phần kết luận, kiến nghị 26 1 Kết luận
4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
nghiên cứu 5 5 Cơ sở lý luận 6 6 Thực trạng 8 7 Giải pháp, biện pháp 10 8 Kết quả 20 9 Kết luận, kiến nghị 21
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÙI THỊ XUÂN
Tên đề tài: Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Bùi Thị Xuân
Lĩnh vực: Quản lý
Họ và tên tác giả: ……… Đơn vị: Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân
I. Phần mở đầu
"Kỷ luật là tự do". Có thể nhiều người không đồng ý với câu nói này, chắc chắn là như thế bởi với hầu hết mọi người, kỷ luật là một điều gì đó gò bó, nặng nề và nó đồng nghĩa với việc thiếu tự do. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Stephen R. Covey
từng nói: “Những người không có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc, dục
vọng, và đam mê“. Và xét về lâu dài, những người không có kỷ luật sẽ không có được sự tự do đi kèm với một số kỹ năng và năng lực cụ thể nào cả.
Vì sao lại như thế? Bởi hiện nay, nhiều người, nhiều thầy cô hiểu rằng kỷ luật là trừng phạt. Kỷ luật học sinh là trừng phạt các em. Trừng phạt thân thể, trừng phạt tinh thần. Trừng phạt thân thể thì đánh, véo, tát, dùng thước, roi để đánh, bắt quỳ gối, úp mặt vào tường,...Trừng phạt tinh thần thì nạt nộ, la mắng, chưởi rủa, làm cho nhục, làm cho bị tổn thương, làm cho khó xử,...
Tất cả các biện pháp trên đều đưa học sinhvào một trạng thái cảm xúc vô cùng xấu, khiến các em đau đớn, mặc cảm, buồn chán, căm phẫn, tức giận,...
Nhưng nếu không có kỷ luật, nếu lớp học, trường học không áp dụng bất cứ hình thức kỷ luật nào tì làm sao để giáo dục học sinh. Thế kỷ luật là gì? Kỷ luật tích cực là gì và làm sao để áp dụng kỷ luật với học sinh chúng ta vừa hiệu quả, vừa nhẹ nhàng và phù hợp với học sinhTiểu học?
Kỷ luật trong trường học hiện nay là vấn đề nhức nhối, đó cũng là vấn đề muôn thuở và cấp bách. Làm sao để giáo dục học sinh hiệu quả, nhẹ nhàng và phù hợp nhất với các em mà không dùng đến bạo lực. Làm sao để tất cả các em có kỷ luật và tự giác chấp hành kỷ luật. Làm sao để giáo viên lên lớp nhẹ nhàng mà không phải trừng phạt, không phải dùng bạo lực với học sinh và vẫn có được những tiết dạy hiệu quả nhẹ nhàng và để lại nhiều kỷ niệm tốt đẹp trong lòng các em.
Lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường đã chứng minh giáo
dụccó vai trò to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đối với sự
hình thànhvà phát triển nhân cách của con người. Thế nhưng làm sao
để giáo dục tất cả các đối tượng học sinh có hiệu quả, điều đó luôn là
emthường được coi là bướng bỉnh, hay mắc lỗi. Trong nhiều trường
hợp học sinh mắclỗi giáo viên thường dùng các hình phạt hà khắc như
đánh đập, trách mắng để mong muốn các em thay đổi, sửa chữa. Thế
nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại, không như mong muốn của giáo viên. Thay vì làm theo ý của giáo viên thì các em trở nên khó bảo
hơn, chống đối, khép mình hơn hoặc trầm cảm, thiếu tự tin. Kết quả
các em thường học tập kém, phát triển không toàn diện về thể chất và
tinh thần. Mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên ngày càng trở nên
căng thẳng. Nhiều khi các em bị dồn ép gây tâm lýchống đối, bỏ học.
Từ thực tiễn những chú trọng gần đây của ngành Giáo dục và Đào
tạovề sự quan tâm đổi mới phương pháp giáo dục cũng như đi tìm
kiếm những phương pháp giáo dục học sinh hiệu quả. Thì việc giáo
dục học sinh bằng phương pháp kỷ luật trách phạt không còn phù hợp
nữa khi mà nó không tạo ra kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho học sinh
mà chỉlàm các em thiếu tự tin vào giá trị bản thân mình. Thực tế hiện
nay trong nhà trường đã có một số học sinh nảy sinh những hành vi
tiêu cực mà nhà giáo dục cần có biện pháp để phòng ngừa, ngăn
chặnkịp thời nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vậy
phải làm thếnào để giáo dục học sinh một cách toàn diện mà không
làm tổn thương đến thể xácvà tinh thần đang trở thành mối quan tâm
lớn của ngành giáo dục nói chung, của mỗi trường, mỗi thầy cô giáo nói riêng.
Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân đảm nhận công tác giáo dục học sinh trong địa bàn buôn ÊCăm và Thôn I thị trấn Buôn Trấp, học sinh trong trường gồm con em người Kinh và người Êđê bản địa. Ngoài việc truyền thụ kiến thức, việc quan trọng không kém đó là giáo dục nhân cách và đạo đức, giáo dục các truyền thống dân tộc để đảm bảo các em phát triển toàn diện. Môi trường sống của các em không được tốt đẹp, an toàn như một số địa bàn trong Thị trấn. Hiện tượng anh chị đi trước hư hỏng, thiếu ý thức kỷ luật còn nhiều, bố mẹ thiếu sự quan tâm chăm sóc và dạy dỗ con cái. Việc định hướng phát triển nhân cách và nghề nghiệp cho con cái không được toàn diện. Giáo dục từ môi trường ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của đa số các em.
phạm hạn chế dẫn đến việc quản lý lớp học không tốt, không biết áp dụng hình thức kỷ luật tích cực với học sinh, không rèn học sinh vào nề nếp tốt dẫn đến bức xúc trong lúc dạy và đã áp dụng các hình thức trừng phạt không hợp lý đối với học sinh mình.
Là người làm công tác quản lý nhà trường, bản thân tôi vô cùng bức xúc với các hành động trừng phạt học sinh không phù hợp này. Tôi cũng đã nhắc nhở, điều chỉnh nhiều lần. Rất trăn trở với vấn đề áp dụng kỷ luật thế nào để hiệu quả hơn, phù hợp hơn mà không phải là trừng phạt học sinh. Làm sao để không còn bất kỳ em nào bị làm cho đau cả về tinh thần và thể xác. Làm sao để những tháng ngày tuổi thơ bên thầy cô, bạn bè trường lớp là khoảng thời gian đẹp nhất, đáng nhớ nhất đối với tuổi thơ của mỗi em. làm sao để các em thấy rằng, bản thân mình, cá nhân mình là niềm vui của ba mẹ, thầy cô, là mầm xanh đáng yêu của đất nước để các em có động lực phấn đấu làm tốt mọi việc trên cả khả năng của mình. Làm sao để khi rời xa mái trường Tiểu học, các em thấy yêu bạn, yêu thầy cô, yêu mái trường mình đã gắn bó và quan trọng hơn, các em được lớn lên, mang trong mình một hành trang đầy ắp kỷ niệm tuôit thơ ngọt ngào để bước vào đời.
Với thực tế một số ít giáo viên áp dụng không đúng phương pháp kỷ luật học sinh cũng đã dẫn đến nhiều hệ lụy xấu trong trường, trong cộng đồng phụ huynh, Bản thân tôi đã trực tiếp xử lý, nhắc nhở, hướng dẫn và phổ biến Kỷ luật tích cực trong dạy học đến toàn thể giáo viên. Thời gian áp dụng cũng chưa phải đã triệt để, cũng chưa được như mong muốn nhưng trong giáo viên đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động. Tình trạng bạo lực học sinh không còn, việc la hét, chưởi mắng học sinh giảm đáng kể và thay vào đó là việc các thầy cô đã áp dụng hiệu quả các hình thức kỷ luật tích cực. Các biện pháp, hình thức đã áp dụng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Tôi cũng mong muốn phổ biến để nhiều người, nhiều giáo viên rút kinh nghiệm cũng như bổ sung nhiều cách làm hay hơn,
hiệu quả hơn. Chính vì thế, lần này tôi mạnh dạn chọn đề tài Giáo dục
học sinh bằng kỷ luật tích cực để làm đề tài nghiên cứu và phổ biến
chút kinh nghiệm mình đã tích lũy và áp dụng hiệu quả.