5. Kết cấu đề tài
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển tại khách sạn
*/ Mục tiêu phát triển tại khách sạn Mường Thanh Diễn Châu.
- Mục tiêu ngắn hạn trong bối cảnh dịch bệnh và sau khi dịch bệnh được kiểm soát đó là đảm bảo khách sạn vận hành linh hoạt; phục vụ nhu cầu của khách hàng với chất lượng tối ưu; duy trì đội ngũ người lao động làm việc tại khách sạn, đảm bảo ít nhất 60% lương cơ bản; tranh thủ khoảng thời gian cầu giảm, tiến hành trùng tu các hạng mục của khách sạn theo hướng hợp xu hướng hơn; nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ mới để tăng doanh thu trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục kéo dài.
- Mục tiêu dài hạn của khách sạn được ban giám đốc xác định trong 10 năm nữa sẽ đưa khách sạn dẫn đầu về thị trường trong cùng phân khúc, doanh thu hằng năm đạt mức trên 100 tỷ VNĐ mỗi năm, lợi nhuận dự kiến 5% đến 7% trên tổng doanh thu. Vòng quay tài sản và vòng quay vốn tăng dần hằng năm. Năng suất làm việc của người lao động tiếp tục được cải thiện, yêu cầu 100% về trình độ thấp nhất là trung cấp nghề liên quan đến lĩnh vực khách sạn. Khách sạn thực hiện tốt các quy định pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh; người lao động; với xã hội đặc biệt là thực hiện đóng đầy đủ các loại thuế cho Nhà nước, tiếp tục xây dựng hình ảnh thông qua các chương trình công ích cho xã hội. Định hướng chiến lược phát triển marketing chuyên nghiệp và đem lại hiệu quả cao hơn trong nền kinh tế thị trường.
*/ Phương hướng phát triển tại khách sạn Mường Thanh Diễn Châu
- Đội ngũ ban lãnh đạo khách sạn, đội ngũ tham gia vào hoạt động hoạch định chiến lược của khách sạn phải là những người có tâm, có tầm, có tài. Để hoạch định chiến lược có tính thực tế, khả quan mà khách sạn có thể thực hiện được.
- Xây dựng phương án từng bước tách bộ phận marketing - kinh doanh thành hai bộ phận riêng biệt để tập trung chuyên môn. Tổ chức cơ cấu lại bộ phận Marketing và tiến hành xây dựng lại chiến lược marketing cho khách sạn. Nghiên cứu chiến lược các biến dạng của marketing – mix trong du lịch.
24
- Củng cố năng lực của đội ngũ người lao động làm việc tại khách sạn thông qua các tiêu chuẩn đầu vào, các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ, các biện pháp tạo động lực, thu hút sự gắn bó giữa người lao động với khách sạn.
- Nâng cao hiệu quả nhiệm vụ quản lý tài sản, nguồn vốn để đảm bảo sức khỏe tài chính cho khách sạn. Thực hiện đồng thời nhiều giải pháp để gia tăng hiệu suất sử dụng vốn và tài tài sản.
- Tối ưu tất cả các loại chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của chức năng nghiên cứu và phát triển để có thể kết hợp các lợi thế về chi phí thấp, hoặc khác biệt hóa, hoặc cả hai.