- Mẫu được thu ngẫu nhiên mỗi bồn 10 con (sử dụng vợt riêng cho mỗi bồn)
4.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình nuôi cá trat ại huyện Châu Phú và thành phố Long xuyên.
phố Long xuyên.
4.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh An Giang Địa giới hành chính
An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên ; có biên giới Việt Nam – Campuchia, nhiều dân tộc và tôn giáo.
An Giang có diện tích tự nhiên 3.424 km2, dân số 2.253.865 người (Cục thống kê An Giang, 2008). Phía Bắc Tây Bắc giáp Campuchia dài 104 km (theo “Hiệp ước hoạch định biên giới VN-CPC ký ngày 27/12/1985), Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km, Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734 km, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km.
Điều kiện hoàn lưu khí quyển
An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng.
Mưa :
Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa mùa mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống. Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa đều 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90% (www.angiang.gov.vn).
Nắng :
An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ nắng trong năm lớn kỷ lục của cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày ; mùa mưa tuy ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày. Tổng tích ôn cả năm lên trên 2.400 giờ.
4.1.2 Huyện Châu Phú
Cách thành phố Long Xuyên 20 km về phía Nam và cách thị xã Châu Đốc 20 km về phía Bắc,. Phía Bắc giáp với thị xã Châu Đốc, phía Nam giáp với H. Châu Thành, phía Tây giáp với Tịnh Biên, phía Đông giáp với Sông Hậu, có diện tích khoảng 115,43 km2.
Huyện gồm 12 xã và 1 thị trấn: xã Khánh Hòa, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Thạnh Mỹ Tây, Bình Long, Đào Hữu Cảnh, Bình Phú, Bình Chánh, Bình Mỹ, thị trấn Cái Dầu và xã cù lao Bình Thủy.
Huyện giáp với con sông Hậu, hai mùa mưa nắng, trong xanh khi mùa nắng, đục ngầu khi mùa mưa. Dọc theo sông Hậu có những kênh rạch dẫn nước vào đồng như Kênh Thầy Phó, Kênh Bình Mỹ, kênh xáng Cây Dương, Phù Dật, Chữ S, kênh xáng Vịnh Tre, Cần Thảo, kênh Đào...
Diện tích 451,01 km2
Dân số: 252.066 người (2008)
Mật độ dân số: 559 người/km2 (cục thống kê, 2008) Dân tộc: chủ yếu là dân tộc Kinh và Khơme
Tôn giáo: Đại đa số dân số theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo, Công giáo và Phật (theo http://www.angiang.gov.vn)
4.1.3 Thành phố Long Xuyên
Có diện tích khoảng 115,43 km², là đô thị cấp 3 trực thuộc tỉnh, nằm bên hữu ngạn sông Hậu. Long Xuyên cách thủ đôHà Nội 1950 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 189 km về phía Tây Nam, cách biên giới Campuchia 45 km đường chim bay.
yTây Bắc giáp với Huyện Châu Thành. Đông Bắc giáp với sông Hậu. Tây Nam giáp với Thoại Sơn. Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ. Gồm 13 phường, xã: Phường Mỹ Bình, Phường Mỹ Long, Phường Đông Xuyên, Phường Mỹ Xuyên, Phường Bình Đức, Phường Bình Khánh, Phường Mỹ Phước, Phường Mỹ Quý, Phường Mỹ Thới, Phường Mỹ Thạnh, Phường Mỹ Hòa, Xã Mỹ Khánh, Xã Mỹ Hòa Hưng.
Diện tích: 115,43 km² Dân số: 278.341 người
Mật độ dân số: 2387 người/km2 Dân tộc: Kinh, Hoa
Tôn giáo: Phật, Công giáo
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
4.1.4 Tình hình nuôi và sản lượng cá Tra tại tỉnh An Giang Diện tích
Theo số liệu thống kê năm 2008 tổng diện tích đang nuôi thủy sản: 1.602 ha (không kể diện tích sản xuất giống) tăng 14,7% so với cùng kỳ, trong đó: nuôi cá tra 1.392 ha, tăng 20,6% so với cùng kỳ và sắp xỉ bằng diện tích nuôi tại thời điểm điều tra 1/10/2007.
Phương thức nuôi
Số lồng-bè đang thả nuôi là 1.952 cái, trong đó bè nuôi cá tra chiếm 8,8% (172 cái), cá Lóc: 673 cái, Rô phi, Điêu hồng: 357 cái...
Về sản lượng
Ước sản lượng nuôi thủy sản 6 tháng đầu năm 2008 đạt khoảng trên 207.000 tấn so với cùng kỳ tăng gần gấp đôi, trong đó: cá tra, cá ba sa 163.000 tấn so với cùng kỳ tăng gần gấp 2 lần (+90,8%).
Ước sản lượng khai thác thủy sản 6 tháng đầu năm 2008 là 18.159 tấn so với cùng kỳ giảm 2,93%, so với KH năm đạt 33,3%.
Theo kết quả điều tra 2008 của Cục Thống kê, quý III/2008 dự kiến sản lượng thu hoạch cá tra đạt khoảng 80.000 tấn (bình quân khoảng 27.000 tấn/tháng) và số lượng cá tồn hiện nay khoảng 40.000 tấn (Cục Thống Kê, 2008).
4.1.5 Tình hình nuôi cá tra tại TP Long Xuyên và huyện Châu Phú
Bảng 6: Tình hình diện tích ao nuôi cá tra từ năm 2006 – 2008 Diện tích ao nuôi (ha) Địa điểm
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Huyện Châu Phú 204,2 265,1 282,1
TP. Long xuyên 49,5 98,7 115,3
( nguồn: Cục thống kê tỉnh An Giang, 2008)
Qua bảng 6 chúng ta thấy diện tích ao nuôi cá tra tại Thành phố Long Xuyên, Huyện Châu Phú có sựbiến động. Diện tích nuôi cá tra ở Thành Phố Long Xuyên và Huyện Châu Phú tăng, cá tra là sản phẩm chiến lược của tỉnh An Giang đã mang lại lợi nhuận lớn cho các cơ sở nuôi cá đã thu hút đầu tư nên diện tích nuôi cá liên tục tăng lên. Ở Huyện Châu Phú nghề nuôi cá tra đã có truyền thống lâu năm những cơ sở nuôi cá tra có nhiều kinh nghiệm, riêng TP.Long Xuyên tập trung nhiều công ty chế biến các sản phẩm cá tra như: AGIFISH, NAVICO, AFIEX, NTACO
TAFISHCO, AFASCO, CLFISH, ANVIFISH CO., ANXUYEN Co.Ltd (Hiệp hội thủy sản An Giang, 2008) do tập trung nhiều công ty chế biến, nuôi cá tra các công ty liên tục đầu tư mở rộng diện tích nuôi điều này giải thích diện tích nuôi cá tra ở 2 địa điểm trên tăng liên tục trong những năm qua, điều này thể hiện rõ qua biểu đồ 3.1 204.2 265.1 282.1 49.5 98.7 115.3 0 50 100 150 200 250 300
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
D iệ n t íc h ( h a)