Đặc điểm chung ngoại ký sinh trùng trên cá

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra nuôi thâm canh ở thành phố long xuyên, huyện châu phú, tỉnh an giang và hiệu quả một số thuốc điều trị (Trang 26 - 33)

Protozoa là động vật đơn bào, cấu trúc cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng cũng có đầy đủ chức năng của một cơ thể sống. Hình dạng cơ thể rất đa dạng có thể hình cầu, hình trứng, hình chuông, hình thoi…Cơ quan vận động của động vật đơn bào rất đa dạng có thể là chân giả (trùng amip), các tiên mao (tiên mao trùng), các tiêm mao ( tiêm mao trùng), các ống hút (trùng có súc tu), hoặc có thể hoàn toàn không có cơ quan vận động (bào tử trùng). Protozoa rất nguy hiểm cho động vật thủy sản, bằng nhiều hình thức sinh sản khác nhau, protozoa có tốc độ sinh sản rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi, gây cường độ cảm nhiễm cao, phát sinh dịch bệnh. (Bùi Quang Tề, 2004). Protozoa ngoại ký sinh không những gây bệnh, phá huỷ các tổ chức mô của da, mang mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm làm cá bị nhiều mầm bệnh tấn công cùng lúc có thể gây chết hàng loạt đặc biệt là trên cá giống (Leveque, 1975).

Trên cá Tra nuôi (Pangasius hypophthalmus) có những loại ký sinh trùng sau: Protozoa Apiosoma minutum A. piscicolum cylindriformis Balantidium sp. Chilodonella sp. Cryptobia branchialis Epistylis kronwerci Ichthyophthirius multifiliis Microsporidia gen. sp. Protozoa gen. sp. Trichodina acuta T. gasterostei T. mutabilis T. nigra T. partidisci T. siluri

(Richard A.J. và Bui Quang Te, 2006)

2.6.1 Trùng mặt trời Lớp Peritricha Stein, 1895 Bộ Peritrichida F.Stein, 1859 Bộ phụ Mobilina Kahl, 1993 Họ Trichodonidae Claus, 1874 Giống Trichodina Ehrenberg, 1830 Giống Trichodinella Sramek-Husek, 1953 Giống Tripartiella Lom, 1959

Phân biệt 3 giống trùng mặt trời trên dựa vào hình dạng cấu tạo các đĩa bám

Hình 3: Cấu tạo đĩa bám của 3 giống trùng mặt trời

Họ trùng bánh xe Trichodinae có nhiều giống, nhưng ở Việt Nam thường gặp các loài thuộc 3 giống trên ký sinh ở cá nước ngọt, nước mặn, lưỡng thể và bò sát. Những loài thường gặp: Trichodina nigra, Trichodina nobilis, Trichodina pediculus, Trichodinella siluri, Trichodina domerguei, Trichodina mutabilus, Trichodinella epizootica, Tripartiella bulbosa. Trichodina là protozoa ký sinh rất phổ biến trên mang và da cá, bình thường ở số ít hơn 5 con/ cá thể thì không nguy hiểm, không gây hại, nhưng khi cá được nuôi với mật độ cao, stress và chất lượng nước xấu đi thì chúng sẽ tăng số lượng và gây nguy hiểm. Điển hình, cá có những biểu hiện bỏ ăn, lờ đờ, nhiều nhớt (Richard A.J. và Bui Quang Te, 2006)

Hình dạng cấu tạo của cơ thể Trichodina

Nhìn mặt bên giống như cái chuông, mặt bụng giống cái đĩa. Lúc vận động nó quay tròn lật qua lật lại giống như bánh xe nên có tên trùng bánh xe. Nhìn chính diện có một đĩa bám lớn có cấu tạo phức tạp, trên đĩa có vòng tròn răng và các đường phóng xạ,

Vòng răng có nhiều thể răng có dạng như hình chữ "V" bao gồm thân răng ở phía ngoài dạng hình lưỡi rìu, hình tròn hay hình bầu dục, còn móc răng ở phía trong dạng hình kim. Hình dạng, số lượng răng và đường phóng xạ khác nhau mỗi loài (dựa vào những đặc điểm này chúng ta có thể phân biệt các loài với nhau). Xung quanh cơ thể có lông tơ luôn luôn rung động làm cho cơ thể vận động rất linh hoạt.

Hình 4: Trùng bánh xe thường gặp ở Việt Nam

1- Trichodina acuta; 2- T. domerguei domerguei; 3- T. nigra; 4- T. rectangle rectangli; 5- T. nigra; 6- Trichodinella subtilis ; 7- Trichodina mutabilis; 8- Tripartiella obtusa; 9- Trichodina mutabilis; 10- T. 6- Trichodinella subtilis ; 7- Trichodina mutabilis; 8- Tripartiella obtusa; 9- Trichodina mutabilis; 10- T. heterodentata;11- Trichodinella epizootica ; 12- Tripartiella ulbosa;13- Trichodina orientalis; 14- T.rectangle perforata; 15- T. siluri; 16- T. nobilis; 17- T. centrostrigata; 18- Paratrichodina incisa; 19- Trichodina gasterostei; 20- Tripartiella clavodonta.

(nguồn:http://www.ficen.org.vn/details.asp?Object=7126843&news_ID=151282795#e21)

Chu trình phát triển

Trùng bánh xe có thể sống tự do trong nước (ngoài ký chủ) từ 1-1,5 ngày. Trùng ký sinh chủ yếu ở da, mang, khoang mũi của cá, trùng bánh xe sinh sản chủ yếu bằng hình thức vô tính phân chia đơn giản, tùy theo từng loài chúng sinh sản quanh năm như: Trichdina nigra, Tripartiella bulbosa thì sinh sản trong điều kiện thời tiết ấm,

nhiệt độ 22-280C; Trichodina pediculus có thể sinh sản trong điều kiện thời tiết lạnh: ở 160 C trùng vẫn có thể sinh sản được (Ivanov.D, 1969).

Dấu hiệu bệnh lý

Khi cá mới mắc bệnh, thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, da cá chuyển màu xám, cá biểu hiện ngứa ngái, bơi lội lung tung không định hướng và thường nỗi đầu từng đàn trên mặt nước, đàn cá bị bệnh nhẹ thì gầy yếu, nếu không xử lý trị bệnh kịp thời cá sẽ chết nhiều, riêng cá tra giống thường nhô hẳn đầu lên mặt nước và lắc mạnh, người nuôi cá gọi là bệnh "lắc đầu. Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang, phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở do cấu trúc của mang phá hủy mất dần chức năng hô hấp, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng (George Post, 1987). Người nuôi cá tra giống còn gọi bệnh này là bệnh "trái", vì sau mấy ngày trời u ám không nắng, nhiệt độ mát mẻ, trùng bánh xe sinh sản nhanh chóng gây thành dịch khiến cá chết hàng loạt (George W. Lewis, 1991). .

Phân bố và lan truyền

Theo Hà Ký (1976) và Bùi Quang Tề (1990-2001) trùng bánh xe phân bố rộng, bệnh này gây tác hại chủ yếu cho cá hương, cá giống ở Việt Nam. Trong các ao ương nuôi cá bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam ( mùa khô ít gặp hơn ). Nhìn chung. Đặt biệt trong các ao ương có mật độ dày, điều kiện sống không tốt, thức ăn thiếu thốn…nhìn chung các ao ương cá bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam, mùa khô ít gặp hơn (Từ Thanh Dung, 2005).

Trùng bánh xe ký sinh ở hầu hết ở các loại cá nhưng chúng gây hại chủ yếu cho cá hương, cá giống trong

Bệnh này chỉ thường phát triển mạnh trong giới hạn nhiệt độ 20-300C , nếu nhiệt độ quá lạnh và quá nóng đều không thích hợp với động vật đơn bào này (Đỗ Thị Hòa et

al., 2004)

Chẩn đoán và cách phòng trị bệnh

 Quan sát các biểu hiện bệnh lý của cá trong ao nuôi.

 Kiểm tra nhớt, vây và mang dưới kính hiển vi để xác định tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm.

 Trước khi ương nuôi phải được tẩy vôi, tiêu độc ao

 Xử lý lớp mùn bã hữu cơ trong đáy ao

 Tránh gây sốc cho cá nuôi, nhất là sốc do nhiệt độ.

Việc phòng trị bệnh tác giả Đỗ thị Hòa et al., (2004) cho biết, dùng Formol với nồng độ 30 ml/m3 phun khắp ao. CuSO4 nồng độ 0,5 - 0,7 ppm (0,5 - 0,7 g cho 1 m3 nước) phun khắp ao hoặc bằng cách tắm nồng độ 3 - 5 ppm trong thời gian 10 - 15 phút. Sau 3 ngày có thể phun 2 lần. Ngoài ra có thể sử dụng nước muối NaCl 2 - 3% tắm cho cá 10 - 15 phút. 2.6.2 Trùng loa kèn Lớp Peritricha Stein, 1859 Bộ Peritrichida F.Stein, 1859 Bộ phụ Sessilina Kahl, 1933 Họ Episstylididae Kahl, 1933 Họ phụ Epistylidinae Kahl, 1933 Giống: Epistylis Ehrenberg, 1836 Họ phụ Apiosomatinae Banina Giống: Apiosoma Blanchard, 1885 Họ: Vorticellidae Giống: Zoothamnium Giống: Vorticella

Trùng loa kèn ký sinh trên cá thường gặp 4 giống thuộc 2 họ. Nhìn chung hình dạng cơ thể phía trước lớn, phía sau nhỏ, có dạng như hình loa kèn, hình chuông lộn ngược nên có tên gọi là trùng loa kèn. Phía trước cơ thể có 1 -3 vòng lông rung và khe miệng. Phía sau có ít nhiều đều có cuống để bám vào bất kỳ giá thể nào. Một số giống hình thành tập đoàn (Epistylis) các cá thể liên kết với nhau bởi nhánh đuôi, trùng loa kèn lấy dinh dưỡng bằng cách lọc trong môi trường nước (Từ Thanh Dung, 2005).

Hình 5: (a) giống Apiosoma, (b) giống Epistylis

(nguồn:Bùi Quang Tề, 2006c)

Giống Epistylis cấu tạo tế bào hình chuông lộn ngược, nhân lớn của chúng tương đối ngắn, có dạng xúc xích, cuống không co rút. Bản thân tế bào có thể co hoặc duỗi vòng lông rung ở phía trước miệng, cuống phân nhánh so le hoặc đều.

Giống Apiosoma cơ thể hình chuông hoặc hình phểu lộn ngược. Phía trước tế bào hình thành đĩa lông rung gồm 3 vòng tơ xoáy ngược chiều kim đồng hồ tới phểu miệng. Cuối phía sau tế bào thon dài thành cuống, đầu mút của cuống có 1 đĩa bám nhỏ hoặc túm lông bám, tổ chức dính. Màng tế bào mỏng, có vân ngang, gần nhân có vành đai lông mao ngắn. Nhân lớn hình nón lộn ngược nằm ở trung tâm tế bào. Nhân nhỏ hình bán cầu hoặc hình gậy gần nhân lớn, kích thước trùng loa kèn thay đổi theo giống loài.

Giống Vorticella có thể sống đơn độc, dính vào giá thể bằng một cuống hình trụ mảnh có thể co rút được, tế bào hình chuông lộn ngược. Phía trước thường rồng thành đĩa, có 1 vùng lông xoắn ngược chiều kim đồng hồ, hướng tới miệng. Có thể có 1 nhân lớn và 1 nhân nhỏ hình đài, có 1 -2 không bào co rút. Cơ thể không màu hoặc màu vàng, xanh.

Giống Zoothamnium cấu tạo tế bào tương tự như Vorticella nhưng nó khác với

Vorticella, những loài của giống này sống thành tập đoàn, mỗi tập đoàn có vài hoặc rất nhiều tế bào. Cuống phân nhánh dạng lưỡng phân đều. Cuống có khả năng co rút không liên tục trong tập đoàn, nên mỗi nhóm co rút riêng rẽ.

Kích thước tế bào của trùng loa kèn thay đổi theo giống loài, ví dụ: Apiosoma piscicolum kích thước tế bào 50 - 80 x 11 - 15,4 µm (Chen, 1955); Epistylis sp. có kích thước 36 - 49,2 x 19,2 - 26,4 µm (Hà Ký, 1968); Epistylis sp kích thước 56 - 70

x 30 - 40 µm (Bùi Quang Tề, 1990). Zoothamnium có kích thước 25 – 60 x 50 - 90 µm (Đỗ Thị Hòa et al., 2004).

Bảng 3: So sánh các giống Trùng loa kèn

Phương thức sinh sản

Trùng loa kèn sinh sản vô tính bằng hình thức cắt đôi theo chiều dọc cơ thể, sinh sản vô tính bằng hình thức tiếp hợp, thường cơ thể nhỏ bám gần miệng cơ thể lớn (Bộ môn sinh học và bệnh thủy sản, Đại học Cần Thơ, 2004)

Dấu hiệu bệnh lý

Trùng loa kèn bám trên da, vây, mang cá, trùng làm ảnh hưởng đến hô hấp, sinh trưởng của cá. Ở giai đoạn ấu trùng của cá, trùng loa kèn cản trở sự hoạt động của ấu trùng và gây chết rải rác.

Phân bố và lan truyền bệnh

Trùng loa kèn ký sinh ở tất cả các động vật thủy sản, phân bố ở cá nước ngọt, nước mặn. Theo Skriptrenko C.G (1967) khi động vật thủy sản nhiễm Apiosoma thì không phát hiện có Chilodonella trên cơ thể và ngược lại. Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam.

Giống (Trùng loa kèn) Hình dạng Kích thước (µm) Đặc điểm cuống Zoothamnium Hình chuông lộn ngược

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra nuôi thâm canh ở thành phố long xuyên, huyện châu phú, tỉnh an giang và hiệu quả một số thuốc điều trị (Trang 26 - 33)