CĐN Mùa Gi ống SMKT SMN

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra nuôi thâm canh ở thành phố long xuyên, huyện châu phú, tỉnh an giang và hiệu quả một số thuốc điều trị (Trang 69 - 73)

- Mẫu được thu ngẫu nhiên mỗi bồn 10 con (sử dụng vợt riêng cho mỗi bồn)

CĐN Mùa Gi ống SMKT SMN

+ + + + + + TLN % Trichodina 446 180 81 64 35 40,36 Apiosoma 446 87 28 31 28 19,51 Nắng Ichthyophthirius 446 37 25 7 5 8,30 Tổng 446 240 - - - 53,81a Trichodina 289 120 24 36 49 37,45 Apiosoma 289 22 8 7 7 8,00 Mưa Ichthyophthirius 289 9 7 2 0 3,27 Tổng 289 114 - - - 41,52b

An Giang có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thời gian bắt đầu thu mẫu của chúng tôi từ đầu tháng 11 đến tháng 3 nên lượng mẫu thu được vào mùa nắng nhiều hơn mùa mưa. Vào cuối năm 2008, tuy đã vào mùa nắng nhưng lượng mưa còn nhiều và rải rác đến cuối năm, cũng trong năm 2008 thời tiết diễn biến bất thường và mưa cũng kéo dài đến những tháng đầu năm (tháng 1-4 năm 2009). Trong mùa mưa đã khảo sát được 275 mẫu có 114 mẫu nhiễm với tỷ lệ nhiễm 41,52% số mẫu khảo sát trong mùa nắng có tỷ lệ nhiễm 53,81% qua phân tích thống kê có sự khác biệt có ý nghĩa. Kết quả bảng 17 chỉ ra rằng, chính thời tiết bất thường mưa kéo dài làm nhiệt độ xuống thấp làm những ngoại ký sinh trùng dễ phát triển và phát tán đã làm ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm protozoa ngoại ký sinh trên cá tra, kết quả này tương tự như báo cáo Chen (1987) cho rằng “…khi những lúc thời tiết biến đổi, những lúc cá bị stress thì khả năng gây bệnh của các Protozoa cao...”

Hơn nữa, vào thời gian thu mẫu đúng vào tháng trời rét, thời tiết cũng trở nên lạnh hơn nhiệt độ xuống thấp tạo điều kiện cho protozoa sinh sản, vào những tháng “gió bấc” cá cũng dễ bị nhạy cảm với nhiệt độ của môi trường, dễ bị stress nên cũng dễ bị nhiễm cảm protozoa hơn điều này cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn thị Thu Hằng (2008) “…tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đơn bào ngoại ký sinh như Trichodina, Vorticellar… mùa nắng cao hơn mùa mưa…”. Tác giả Bùi Quang Tề (2006c) cũng có nhật xét “ …protozoa sinh sản quanh năm…nhưng sinh sản nhanh chóng vào những ngày trời mát mẻ và âm u không nắng…”.

Hình 14: Trichodina nhuộm bằng Carmin dưới kính hiển vi độ phóng đại 100 lần

Hình 15: Các Protozoa được nhuộm bằng Carmin dưới độ phóng đại 100 và 40

Hình 17: Apiosoma nhuộm bằng Carmin và Apiosoma xem tươi độ phóng đại 100 lần

Hình 18: Ichthyophthyrius chụp dưới kính hiển vi dưới độ phóng đại 40 và 100

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra nuôi thâm canh ở thành phố long xuyên, huyện châu phú, tỉnh an giang và hiệu quả một số thuốc điều trị (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)