CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra nuôi thâm canh ở thành phố long xuyên, huyện châu phú, tỉnh an giang và hiệu quả một số thuốc điều trị (Trang 78 - 80)

- Mẫu được thu ngẫu nhiên mỗi bồn 10 con (sử dụng vợt riêng cho mỗi bồn)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

5.1 KẾT LUẬN

Đề tài tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ở cá tra nuôi thâm canh tại thành phố Long Xuyên, Huyện Châu Phú và thử nghiệm thuốc điều trị được tiến hành từ tháng 6/2008 – tháng 7/2009.

735 mẫu cá tra với 2 giai đoạn giống và thịt theo các mật độ, mùa, kiểm tra môi trường nước và thử nghiệm thuốc điều trị trong các giai đoạn trong điều kiện thí nghiệm và thực địa, chúng tôi rút ra kết luận sau:

Cá tra nuôi tại TP. Long Xuyên và huyện Châu Phú tỉnh An giang có tỉ lệ nhiễm khá cao 48,98% trong đó cá nuôi ở TP. Long Xuyên có tỉ lệ nhiễm 50,25% cao hơn huyện Châu Phú 47,51%.

Cá giống có tỉ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh (58,78%) cao hơn cá thịt (29,39%) và thể hiện rõ khi so sánh ở các giai đoạn nuôi tại 2 điểm khảo sát. Có 3 loài nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra ở 2 điểm khảo sát là

Trichodina, Apiosoma, Ichthyophthyrius. Trong đó, Trichodina chiếm tỉ lệ nhiễm cao nhất (da 65,51%; mang 22,25%), kế tiếp là Apiosoma (da 23,68%; mang 12,04%), Ichthyophthyrius (da 10,04%; mang 15,91%).

Mật độ nuôi, mùa vụ nuôi và môi trường nước ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra nuôi thâm canh trên ao.

Thuốc BKC 80% liều 1 ml/m3 và Đồng hữu cơ liều 0,333 g/m3 cho hiệu quả tẩy sạch bệnh nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trong điều kiện thí nghiệm. Đồng hữu cơ diệt hết ký sinh trong thực địa ở liều 1 g/m3, thuốc an toàn không gây sốc, không gây phản ứng phụ trong quá trình thí nghiệm. Trong thực địa Đồng hữu cơ liều 1 g/m3 cao hơn liều thí nghiệm cho hiệu quả điều trị đạt 100% tỉ lệ sạch bệnh.

5.2 ĐỀ NGHỊ

 Kiểm tra thường xuyên sự có mặt của các protozoa ngoại ký sinh trong ao nuôi để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

 Mật độ nuôi cá tra phải phù hợp theo tiêu chuẩn không nên thả quá dày.

 Kiểm tra môi trường nước, thường xuyên chú ý công tác phòng bệnh, các cơ sở nuôi cá nên có biện pháp vệ sinh môi trường, sát trùng nguồn nước và xử lý nước thải.

 Quan tâm đặc biệt đến sức khỏe cá nuôi khi thời tiết thay đổi, diễn biến bất thường.

 Thuốc điều trị nguyên sinh động vật ngoại ký sinh là Đồng hữu cơ ở liều 1g/m3.

TÀI LIỆU THAM KHẢOTiếng Việt

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra nuôi thâm canh ở thành phố long xuyên, huyện châu phú, tỉnh an giang và hiệu quả một số thuốc điều trị (Trang 78 - 80)