Các phương pháp điều trị động vật đơn bào ngoại ký sinh

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra nuôi thâm canh ở thành phố long xuyên, huyện châu phú, tỉnh an giang và hiệu quả một số thuốc điều trị (Trang 38 - 41)

C ,B giai đoạn ấu trùng

1. Miệng; 2 Hạch lớn; 3 Hạt dinh dưỡng; 4 Không bào

2.7 Các phương pháp điều trị động vật đơn bào ngoại ký sinh

Kết quả trị ký sinh trùng của một số tác giả:

Theo Bùi Quang Tề (2001) việc điều trị theo 2 cách: tắm cá trong dung dịch thuốc CuSO4 3 – 5 ppm, thời gian từ 10 - 15 phút sau đó đưa ra nước sạch và phun trực tiếp xuống ao dung dịch với nồng độ: 4 - 5 ppm sau thời gian 10- 15 phút.

Các nồng độ điều trị trên được tác giả thực hiện trên thực tế và mỗi nồng độ thí nghiệm trên 3 ao.

Theo Vũ thị Ngọc (2008) có kết quả nghiên cứu thử nghiệm thuốc tẩy trừ động vật đơn bào ngoại ký sinh trên động vật thủy sinh như sau:

Kết quả trị bệnh trùng bánh xe bằng CuSO4ở những nồng độ khác nhau

CuSO4 ở các nồng độ 3ppm, 5 ppm, 7ppm đã có hiệu quả trị bệnh trùng bánh xe rất tốt.

Sau khi trị bệnh 100% trùng bánh xe ở da, 87,7- 100% trùng bánh xe ở mang đã bị tiêu diệt ở cả 3 nồng độ CuSO4.

Ở nồng độ 7 ppm hiệu quả trị bệnh là tốt nhất (100% cá khỏi bệnh, 100% ký sinh trùng ở da và mang đều bị tiêu diệt).

Ở nồng độ 5 ppm, chỉ còn 30% số cá thí nghiệm cảm nhiễm với trùng bánh xe nhưng cường độ cảm nhiễm (CĐCN) trung bình giảm rất nhiều, chỉ còn 0,7 trùng/phiến kính.

Ở nồng độ 3 ppm, 50% cá vẫn còn cảm nhiễm với trùng bánh xe nhưng CĐCN trung bình chỉ còn 6.15 trùng/phiến kính.

Kết quả trị bệnh trùng bánh xe bằng Formol ở những nồng độ khác nhau

Theo tác giả xử lý formol ở các nồng độ 100 ppm, 150 ppm, 200 ppm có hiệu quả trị bệnh trùng bánh xe rất tốt.

Ở nồng độ 150 ppm và 200 ppm gần như 100% cá sạch bệnh, 96,7-100% trùng ở da và mang đã bị tiêu diệt.

Ở nồng độ 100 ppm, 70% cá đã hoàn toàn không còn ký sinh trùng ở da và mang, 30% số cá còn lại CĐCN trung bình với trùng bánh xe giảm chỉ còn rất ít ở cả da và mang 1-1,85 trùng/phiến kính.

Tất cả cá sau xử lý formol ở các nồng độ khác nhau đều sống sót, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng. Tác giả đã kết luận formol 100ppm, 150 ppm và 200 ppm là nồng độ thích hợp để trị bệnh trùng bánh xe hiệu quả.

Kết quả trị bệnh trùng bánh xe bằng H2O2 ở những nồng độ khác nhau

Tác giả cho rằng H2O2ở cả 3 nồng độ 200 ppm, 250 ppm và 300 ppm đều cho hiệu quả trị bệnh tốt, tiêu diệt 98,3 - 100% trùng bánh xe ở da, 80- 100% trùng bánh xe ở mang.

Ở nồng độ 200 ppm và 250 ppm vẫn có khoảng 40-50 % số cá tìm thấy trùng bánh xe ở mang, CĐCN trung bình đã giảm chỉ còn 0,7-2,3 trùng/ phiến kính.

Như vậy, cả 3 nồng độ H2O2là 200 ppm, 250 ppm và 300 ppm đều là những nồng độ có thể áp dụng để trị bệnh do trùng bánh xe ký sinh.

Kết quả trị bệnh trùng bánh xe bằng Hadaclean ở những nồng độ khác nhau

Kết quả trị bệnh trùng bánh xe bằng Hadaclean (tên thương mại của Praziqualtel, Bayer) ở những nồng độ khác nhau 5 ppm, 10 ppm, 15 ppm. Hadaclean ở 2 nồng độ 5 ppm, 10 ppm tỏ ra ít hiệu quả hơn vì 40-50% cá sau thí nghiệm.

Tác giả khuyến cáo sử dụng ở nồng độ 15 ppm có thể tiêu diệt được 94,6-100% trùng bánh xe ở da và mang, có 30% cá sau thí nghiệm vẫn tìm thấy trùng ở mang với CĐCN trung bình là 2,7 trùng/phiến kính.

Như vậy, Hadaclean 15ppm có thể dùng để trị bệnh trùng bánh xe.

Tóm lại, để trị bệnh trùng bánh xe cho cá giống một cách hiệu quả có thể dùng CuSO4 5 ppm hoặc 7 ppm; Formol 100 ppm, 150 ppm hoặc 200 ppm; H2O2 200 ppm, 250 ppm, 300 ppm hoặc Hadaclean 15 ppm.

Theo Đỗ Thị Hòa et al., (2004) thì biện pháp phòng bệnh do động vật đơn bào tốt nhất là giữ gìn vệ sinh cho các ao nuôi cá nhất là các ao ương. Trước khi ương phải tẩy vôi tiêu độc ao. Mật độ cá không nên thả quá dày thường xuyên theo dõi chế độ ăn và điều kiện của môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp

Đối với cá giống nuôi ở Đồng Bằng Nam Bộ, do nhiệt độ nước bình quân cao (25 - 280C) có thể dùng thuốc với nồng độ thấp hơn như: formalin tắm 200 – 300 ppm thời gian 30- 60 phút hoặc phun xuống ao liều lượng vô định 10 – 20 ppm thời gian vô định.

Dùng Ammonium hydroxide – NH4OH 10% tắm cho cá ở 100 ppm thời gian 1 - 2 phút, có tác dụng trị bệnh. Hoặc phun Formalin xuống ao nồng độ 20 - 30 ppm để trị bệnh cho cá

Theo Hà Ký, 1976 mật độ thả quá dày thì cường độ cảm nhiễm sẽ tăng gấp 2- 4 lần các loại phân hữu cơ phải được ủ kỹ với 1% vôi (thực tế cho thấy những nơi dùng phân tươi thường hay phát sinh bệnh). Ở Việt Nam thường dùng một số hóa chất dễ kiếm:

Nước muối NaCl 2- 3% tắm cá 5- 15 phút, 2 - 3‰ không giới hạn thời gian.

Dùng CuSO4 nồng độ 3 - 5 ppm/m3 phun trực tiếp xuống ao hoặc tắm cho cá với nồng độ 3-5 ppm/m3

Thuốc tím (KMnO4): 10 – 25 g/m3 tắm trong một giờ, với nồng độ 100 g/m3 thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc.

Tác giả đã sử dụng các loại hóa chất (thuốc) với liều lượng trên để diệt ký sinh trùng ngoại ký sinh trên các loài cá tra, trắm, chép, mè, bông, bống tượng, trôi…

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra nuôi thâm canh ở thành phố long xuyên, huyện châu phú, tỉnh an giang và hiệu quả một số thuốc điều trị (Trang 38 - 41)