C ,B giai đoạn ấu trùng
1. Miệng; 2 Hạch lớn; 3 Hạt dinh dưỡng; 4 Không bào
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Điều điều kiện tự nhiên và xã hội và tình hình chăn nuôi cá tra trên huyện Châu Phú và TP Long Xuyên tỉnh An Giang
Phương pháp điều tra dựa theo số liệu chi cục thống kê, đài khí tượng thủy văn, Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh và số liệu được lấy trực tiếp tại các huyện trong tỉnhAn Giang.
Về tình hình chăn nuôi cá tra trong tỉnh
Dựa vào phỏng vấn và quan sát tại chổ theo mẫu điều tra và số liệu trực tiếp tại các địa điểm khảo sát.
3.4.2 Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ký sinh ở cá tra. Bố trí nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại 2 địa điểm: Huyện Châu Phú và TP. Long Xuyên
Đối tượng nghiên cứu
Chọn các ao cá tra theo các giai đoạn nuôi: cá giống, cá thịt. Mỗi giai đoạn có theo dõi mật độ nuôi.
Phương pháp kiểm tra nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá
Quan sát các dấu hiệu bên ngoài: màu sắc, vây, đuôi…và ghi nhận tình trạng cá trước khi mổ.
Da: dùng dao cạo nhẹ nhàng lớp nhớt trên da, cho lên phiến kính sạch sau đó nhỏ 1 giọt nước lên rồi quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại 4 - 10X để tìm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh.
Vây: dùng kéo cắt tất cả các vây của cá cho lên phiến kính, thêm 1 giọt nước rồi quan sát dưới kính hiển vi.
Mang: dùng kéo cắt nắp mang, các cung mang, lấy các lá mang cho lên phiến kính, cạo nhớt trên cung mang rồi quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 4 -10X để tìm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh.
Phươngpháp cố định và nhuộm mẫu ký sinh trùng
Để có thể thấy được cấu tạo bên trong của một số loài ký sinh trùng đơn bào ngoại ký sinh chúng tôi tiến hành nhuộm mẫu và cố định mẫu được thực hiện như sau:
Phương pháp nhuộm động vật bằng thuốc nhuộm Carmin
Lấy phiến kính có chứa mẫu ký sinh trùng để khô tự nhiên. Dùng ống hút nhỏ giọt nhỏ cồn methylic lên phần mẫu cố định.
Nhuộm mẫu với thuốc nhuộm Carmin bằng cách nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch Carmin lên mẫu vật, để khoảng 2 - 3 phút, rửa 6 - 7 lần cồn methylic, sau đó để khô. Đậy lên mẫu nhuộm với lá kính có phủ keo dính permount.
Mẫu được quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại 40 – 100 lần.
Phương pháp nhuộm động vật bằng AgNO3
Nhuộm mẫu với thuốc nhuộm AgNO3 2% bằng cách nhỏ AgNO3 lên mẫu, đậy kín 10-15 phút, rửa qua nước cất 3 - 4 lần, phơi sáng 1- 1,5 giờ, ánh sáng mạnh, kiểm tra rõ thì ngừng phơi, rửa lại nước cất, gắn tiêu bản bằng nhựa Canada.
Mẫu được quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại 10 – 100 lần .
Hình 9: Phòng Ký Sinh Trùng Hình 10: Lấy mẫu ở hộ nuôi cá
Khoa Nông Nghiệp và SHƯD Đại Học Cần Thơ
Cách xác định mức độ nhiễm ký sinh trùng
Muốn biết mức độ nhiễm ký sinh trùng cần phải xác định số lượng ký sinh trùng đã kiểm tra. Mức độ nhiễm được đặc trưng bằng 2 đại lượng: tỷ lệ nhiễm (TLN) và cường độ nhiễm (CĐN) (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2005).
Mức độ cảm nhiễm được tính theo phương pháp của Margolis et al., (1982).
Đối với ngoại ký sinh trùng có kích thước lớn nhìn thấy bằng mắt thường và có cường độ bắt gặp không lớn lắm thì đếm toàn bộ ký sinh trùng trên cơ thể cá.
CĐN = Số trùng / con cá
Đối với ký sinh trùng nhỏ chỉ thấy bằng dụng cụ quang học thì đếm số ký sinh trùng trên một phiến kính.
CĐN = Số trùng / phiến kính
Cường độ nhiễm đối với nguyên sinh động vật được xác định dựa vào tần số bắt gặp các tế bào nguyên sinh động vật theo (Hà ký – Bùi Quang Tề, 2007).
Cường độ nhiễm nhẹ (+): chỉ gặp vài động vật nguyên sinh trên phiến kính. Cường độ nhiễm trung bình (++): từ 10 đến vài chục động vật nguyên sinh trên
phiến kính.
Cường độ nhiễm nặng (+++): lớn hơn 100 động vật nguyên sinh trên phiến kính.
Cá giống đượcchia làm 2 kích cỡ,theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 213 : 2004 :
- Cá giốngnhỏ: 10 - 14 cm - Cá giốnglớn: 18 – 25 cm
Mật độ nuôi thích hợp theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 213 : 2004
- Mật độ thả nuôi ao cá thịt từ 15 đến 20 con/m2 - Mật độ ao ương cá giống là 150 - 200 con/m2
Dựa vào kinh nghiệm thựctế của các hộ nuôi cá (nuôi thương phẩm) mà chúng tôi khảosát. Mật độnuôi cá giống thựctếcủa các ao khảosát từ 50-250 con/m2, chúng tôi phân chia mật độnuôi cá theo 3 mức độ: (1) < 100 : Thấp; 100 <(2)<150: Vừa; (3)>150: Cao. Đối với cá thịt. mật độ nuôi thích hợp 15 – 20 con/m2., mật độ cao >20 con / m2 , mật độthấp <15 con/ m2.
3.4.3 Xác địnhcác yếutốmôi trườngnước ởao nuôi
Chúng tôi tiến hành xác định các yếu tố môi trường nước như pH, độ kiềm, NH3, NO2, dựa theo bảng tiêu chuẩn của Trương Quốc Phú (2004) và tiêu chuẩn ngành 28 TCN 176 : 2002 của Bộ Thủy Sản.
Các chỉ tiêu trên được xác định bằng bộ test kiểm tra môi trườngnướcZera (Đức). Việc kiểm tra nước được thực hiện vào thời điểm buổi sáng.
Quá trình kiểm tra được thực hiện như sau:
Đối với pH
Lấy 5 ml mẫu nước cần xét nghiệm cho vào ống nhựa.
Cho vào ống 4 giọt thuốc thử vào lắc đều rồi so màu với bảng so màu.
Đối với độ kiềm
Lấy 5 ml mẫu nước cần xét nghiệm cho vào ống nhựa.
Nhỏ từng giọt thuốc thử cho vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều mẫu nước sau mỗi giọt cho đến khi chuyển từ màu xanh sang màu vàng.
Lấy số giọt thuốc thử nhân với 17,9 sẽ tính được hàm lượng mg/l CaCO3 hoặc nhân với 21,8 sẽ tính được hàm lượng mg/l HCO3-.
Đối với NO2
Lấy 5 ml mẫu nước cần xét nghiệm cho vào ống nhựa
Cho trình tự thuốc thử theo nhà hướng dẫn lắc đều cho tan, để yên 5 phút sau đó so màu với bảng so màu.
Đối với NH3
Lấy 10 ml mẫu nước cần xét nghiệm cho vào ống nhựa.
Cho thuốc thử, để yên khoảng 5 phút sau đó so màu với bảng so màu.
Chỉ tiêu khảo sát
Theo dõi mối tương quan giữa các yếu tố môi trường nước bao gồm: pH, độ kiềm (CaCO3), NH3, NO2 ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh nguyên sinh động vật trên các ao.
3.4.4 Thử nghiệm một số loại thuốc điều trị Địa điểm thí nghiệm:
Bộ môn Thuỷ Sản, Khoa Nông Nghiệp & TNTN, Trường Đại Học An Giang.
Cá thí nghiệm:
Cá tra giống được bố trí thí nghiệm là cá giống lấy từ hộ nuôi cá ở xã Mỹ Hòa Hưng, có trọng lượng khoảng 100 con/kg. Sau khi kiểm tra 30 cá có tỉ lệ nhiễm 100%, Cường độnhiễmApiosoma + + + và Trichodina + +.
Kếtquảquan sát tạiao cá và phân tích tạiphòng thí nghiệm
Cá bệnhcó nhiều nhớt, trắng đục, lộilung tung, mất địnhhướng Bơi lộnlòng vòng, “chạytàu”, màu sắccá chuyểntừsáng sang tối. Cá nổi đầunhiều, dạtbờbơi vào cỏ.
Kết quả phân tích cho thấy cá không mắc bệnh truyền nhiễm: Bề mặt cơ thể bình thường không thấy xuất huyết, giải phẫu nội tạng cho thấy cá hoàn toàn không có bấtkỳtổnthương hay nhữngbiến đổi bấtthường(các dấu hiệu biểu hiện cá bị bệnh truyền nhiễm tham khảo phụ lục).
Dụngcụthí nghiệm
Gồm 13 bồn nhựa 500 lít, nguồnnướcmáyđược khử hết Clo, máy sụckhí, vợt, bình xịtthuốc, nhiệtkế, test pH (Sera, Đức).
Phương pháp tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, 2 loại thuốc điều trị.
Mỗi loại thuốc phân làm 6 liều lượng khác nhau theo thứ tự tăng dần.
Thí nghiệm được tiến hành trong 5 ngày.
Chuẩn bị mỗi lô thí nghiệm 40 con.
Thời gian thu mẫu và phun thuốc tẩy bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng.
Sục khí liên tục trong suốt quá trình thí nghiệm.
Sử dụng nước máy đã được test hết khí Clo.
Các chỉ tiêu khảo sát
Xác định tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh và tỷ lệ sạch bệnh trên cá tra thí nghiệm sau tẩy trừ.
TLSB = Số cá khỏi bệnh *100/ Số cá kiểm tra
Theo dõi pH và to của nguồn nước trong suốt quá trình thí nghiệm(tham khảo phụ lục)
Ghi nhận số lượng cá chết mỗi ngày để xác định tỷ lệ sống sót của cá sau thí nghiệm.
Theo dõi hoạt động của cá 2 ngày sau tẩy trừ.
Bảng 4: Thử nghiệm hiệu quả của BKC 80% lên nguyên sinh động vật ngoại ký sinh
Phác đồ 1
Bảng 5: Thử nghiệm hiệu quả của Đồng hữu cơ lên nguyên sinh động vật ngoại ký
sinh
Phác đồ 2
3.4.5 Thử nghiệm thuốc tẩy trừ trên thực địa
Sau khi xác định được hiệu quả tẩy trừ nguyên sinh độngvật ngoại ký sinh với tỉ lệ sạch bệnh 70 % trong điều kiện thí nghiệm với liều 0,2g /1m3 chúng tôi tiến hành tẩy trừ ngoài thực địa 3 ao.
Nghiệm thức Liều lượng
(ml/m3)
Số cá thí
nghiệm Các bước thực hiện
I 0,330 40 II 0,400 40 III 0,500 40 IV 0,670 40 V 1,000 40 VI 1,500 40 Đối chứng 0 40