Đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1992 2004 (Trang 45 - 48)

FDI thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trên thế giới, làm lành mạnh cán cân thanh toán thương mại, nó là một trong những phương thức đưa hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất.

Bảng 11: Tỷ lệ đóng góp FDI trong kim ngạch xuất khẩu

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004* Xuất khẩu 52 112 257 352 440 786 1.79 0 1.98 2 2.57 7 3.320 Nhập khẩu - - - 600 1.46 8 2.04 2 2.89 0 2.68 8 3.39 8 4.350 Tỷ trọng tring - - - - 8,1 10,8 19,5 21,1 22,3 - XNK (%)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trở thành "cầu nối", là điều kiện tốt nhất để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chưc quốc tế, cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ mạnh của thế giới. Đối với những hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI, vô hình dung đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với lợi thế về vốn, công nghệ và mối quan hệ voí thi trường bên ngoài nên cũng hơn hẳn lợi thế trong xuất khẩu. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của các doanh nghiệp có vốn FDI cao hơn tốc độ tăng trưởng KNXK của cả nước và cao hơn hẳn KNXK của các doanh nghiệp trong nước (năm 2000) KNXK của doanh nghiệp có vốn FDI tăng 78,6% so với năm trước, thì KNXK của cả nước tăng 33,2%, còn KNXK của các doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 29,5% số liệu tương ứng của năm 2001 là: 127,7%; 26,6% và 14%; năm 2002 là: 10,7%; 2,4% và 1,8%; năm 2003 là: 30.2%; 23% và 21,1%. Về số tuyệt đối KNXK của các doanh nghiệp có vốn FDI tăng một cách đáng kể qua các năm, về số tương đối tỷ trong KNXK của các doanh nghiệp có vốn FDI trong tổng KNXK của cả nước đang có xu hướng tăng lên.

Về chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nếu không kể dầu thô ưu điểm hơn hăne của hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn FDI so với hàng hoá xuất khẩu ở doanh nghiệp trong nước ở chỗ chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến và chế tạo, trong đó nhiều sản phẩm thuộc công nghệ cao như bảng mạch in điện tử, máy thu hình, video, người máy…

Trong 6 tháng đầu năm 2004, giá trị xuất khẩu của khu vực này (không tính xuất khẩu dầu khi) ước đạt 1.592 triệu USD, chiếm trên 24,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, so với số thực hiện cả năm 1999 thì tăng gấp hơn ba lần. Nếu tính cả xuất khẩu dầu thô thì tỷ trọng này đạt trên 47% (3.031 triệu USD). Trong số hơn 6 tỷ USD giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI thu được trong vòng 10 năm trở lại đây, không kể phần xuất khẩu dầu thô của liên doanh Vietsovpetro và xuất khẩu dịch vụ, thì giá trị xuất khẩu của các nhà đầu tư công nghiệp nhẹ là lớn nhất (3 tỷ USD) công nghiệp thực phẩm (405 triệu USD ), dầu khí (101 triệu USD) và thuỷ sản (67 triệu USD).

Hiện nay, khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ có dự án tham gia hàng xuất khẩu và thực hiện xuất khẩu trực tiếp mà đứng đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Pháp, Mỹ, Thái Lan và Nga (chưa kể dầu khí Vietsovpetro. Tính đến nay, mỗi nhóm dự án của Nhật Bản và Hàn Quốc đã có doanh thu xuất khẩu vượt trên 1,2 tỷ USD còn mỗi nhóm dự án của Đài Loan và Hồng Kông cũng đạt gần 1 tỷ USD.

Năm 2003, có 42 donh nghiệp có vốn FDI đạt KNXK trên 5 triệu USD, trong đod có hai doanh nghiệp đạt KNXK trên 10 triệu USD. Dẫn đầu vẫn là các nhà đầu tư Nhật Bản, có 10 doanh nghiệp với tổng KNXK là 527 triệu USD mà riêng công ty Fujitsu Việt Nam (xuất khẩu 100%) đã chiếm 450 triệu USD. Hàn Quốc có 13 doanh nghiệp với tổng KNXK 321 triệu USD, tiêu biểu là công ty TaeKwang xuất khẩu 100% giầy thể thao với KNXK gần 120 triệu USD. Đài Loan có 9 doanh nghiệp với tổng KNXK 157 triệu USD, trong đod công ty Vedan đã chiếm 65 triệu USD. Các nhà đầu tư Hồng Kông tuy chỉ có hai doanh nghiệp giầy, với tỷ lệ xuất khẩu 90% nhưng KNXK đạt 111 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn FDI khá phong phú. Ngoài những sản phẩm vi tính, điện tử giày, dệt may, mỳ chính, còn có nguyên liệu giấy, cụm chi tiết, cơ khí ô tô, lốp ô tô xe máy, lưới đánh cá, văn phòng phẩm… Nhiều nhà đầu tư, do nắm bắt được thị trường nên đầu tư phát triển những mặt hằng độc đáo và đạt giá trị xuất khẩu đáng kể như mặt hàng túi balô, găng tay thể thao xuất khẩu 100% của Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh đạt gần 20 triệu USD hoặc đồ nữ trang cho phụ nữ của doanh nghiệp Pháp xuất khẩu 100% tai thành phố Hồ Chí Minh có KNXK trên 16,5 triệu USD, hay sản xuất bữa ăn trên máy bay của nhà đầu tư Cayman Island đạt gần 7 triệu USD, long nhãn của nhà đầu tư Bamuda tại Hà Tây KNXK đạt 8 triệu USD, thức ăn gia súc của công ty Cargill (Mỹ) tại Đồng Nai cũng có KNXK 20 triệu USD.

Tuy nhiên từ thực tế nêu trên cho thấy, quy mô xuất khẩu phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI còn hạn chế, mới ở mức vừa và nhỏ, trừ công ty Fujitsu (Nhật Bản). Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI đạt KNXK đáng kể đều nằm ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, chỉ lác đác một số nhỏ doanh nghiệp tại các địa phương khác như công ty đèn hình Orion - Hanel (Hàn Quốc) tại Hà Nội, công ty dầu thực vật Cái lân (Singapore) tại Quảng Ninh, Công ty chế biến thuỷ sản Nhật Bản tại Bạc Liêu và công ty PangRim (Hàn Quốc) tại Phú Thọ… Hơn nữa, hầu hết hàng hoá của các doanh nghiệp này là sản phẩm gia công, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước là rất nhỏ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1992 2004 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)