xuất (KCX).
Tính đến nay các KCN-KCX tại thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 250 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn đầu tư 2.884,9 tỷ đồng và 234 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư 1.607 triệu USD. Tại đây có nhiều KCN thay đổi hàng ngày như KCN Tân Bình cuối tháng 12/2004, mới có 50% diện tích đất cho thuê thì cuối tháng 1/2004 đã cho thuê được 68% diện tích. Vậy chỉ là hơn 1 tháng KCN đã có rhêm 18% diện tích đất cho thuê, tốc độ này quả là đáng mừng. Một số KCN phát triển khá khả quan đã xin mở rộng chuyển giai đoạn hai như: KCN Tân Bình đang xin mở rộng 100 ha, KCX Linh Trung,
Lê Minh Xuân đã và đang xúc tiến mở rộng giai đoạn hai. Cuối năm ngoái, có thêm 3 KCN Tân Bình, Vĩnh Lộc và Lê Minh Xuân được công nhận là thành công, cho thuê trên 50% diện tích đất. Như vậy, thành phố Hồ Chí Minh đang là nơi có số lượng KCN, KCX thành công nhiều nhất trong cả nước (5 KCN, 2 KCX). So với năm 1999, việc thu hút đầu tư trong năm 2000 vào các KCN ở thành phố Hồ Chí Minh tăng khá nhanh. Nếu năm 2003, các KCN thu hút được 102 dự án với vốn đăng ký là 75,35 triệu USD và 948,4 tỷ đồng thì đến năm 2004 đã thu hút được 159 dự án, vốn đăng ký đầu tư là 59,52 triệu USD và 1639,4 tỷ đồng. Có ba KCN thu hút được nhiều dự án nhất là KCN Tân Tạo, Tân Bình và Lê Minh Xuân đều thu hút được 39 dự án. Ba KCN thu hút vốn đầu tư nhiều nhất là KCN Tân Tạo: 5,42 triệu USD; KCN Tân Bình: 5,52 triệu USD, KCN Vĩnh Lộc: 5,59 triệu USD. Một điều đáng chú ý nữa là nhiều dự án đầu tư vào các KCN, KCX ở thành phố Hồ Chí Minh qua một thời gian hoạt động có hiệu quả đã đăng vốn, mở rộng sản xuất. Trong năm 2004, có 32 giấy phép điều chỉnh tăng thêm 94,2 triệu USD và 98,49 tỷ đồng. Trong đó, KCX Tân Thuận và Linh Trung có số dự án tăng thêm vốn nhiều nhất: KCX Tân Thuận có 14 giấy phép điều chỉnh tăng 42,91 triệu USD. KCX Linh Trung có 8 giấy phép điều chỉnh tăng 48,04 triệu USD. Như vậy, nếu tính góp số vốn đăng ký của các giấy phép đầu tư và giấy phép điều chỉnh thì năm 2004 các KCX và KCN ở thành phố Hồ Chí Minh thu hút được nhiều hơn năm 2003 là 26,82 triệu USD và 666,35 tỷ đồng.
Tuy vậy, một số doanh nghiệp còn có nhiều băn khoăn, trăn trở về tình trạng trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong KCX và nội địa coàn quá thưa thớt và hạn chế. Năm 2004, các doanh nghiệp KCX nhập nội địa 36,24 triệu USD, chỉ chiếm 5,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. Giá trị hàng gia công qua lại giữa KCX với nội địa là 4,21 triệu USD, chỉ bằng 18,9% so với năm 2003 trong đó giá trị hàng hoá do doanh nghiệp KCX gia công cho nội địa chỉ bằng 8% so với năm 2003. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do những thay đổi về chính sách thuế đối với doanh nghiệp KCX gia công hàng cho nội địa.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cùng với KCN Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi r khác là Quảng Phú và Tinh Phông. Trong thời gian gần đây 2 KCN này đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, chuyển mình rất đáng phấn khởi. Tại đây, hiện có 4 dự án đầu tư là nhà máy gạch Dung Quất, xi măng Vạn Tường, nhà máy sản xuất tấm lợp, nhà máy khí công nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn là 36,8 tỷ đồng. Trong năm 2004, có thêm ba dự án đầu tư khác là nhà máy khí hoá lỏng, nhà máy bê tông đúc sẵn, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và xưởng cơ khí xin đăng ký 6,32 ha ở KCN này và hiện nay các dự án này đang chờ phê duyệt và cấp phếp hoạt động. Như vậy, về cơ bản KCN Tinh Phong đang hoàn thành bước một của giai đoạn hình thành và phát triển mục tiêu đã đề ra. KCN Quảng Phú được hình thành trên cơ sở 14 nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động và được quy hoạch với diện tích rộng 138 ha, trong đó 56 ha dành cho giai đoạn 1, với tổng vốn đầu tư dành cho xây dựng hạ tầng là 21 triệu USD. Nhờ vào ưu thế về mặt giao thông, địa hình bằng phẳng và nguồn lao động tại chỗ dồi dào, trong năm qua KCN Quảng Phú đã thu hút thêm 5 dự án đầu tư mới đó là máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu VETEX, công ty TNHH PHùng Hưng, nhà máy
Công ty Ngành sản xuất Vốn đầu tư(Tr USD)
Even huge (Đài Loan) May mặc 1,00
Bero Việt Nam (Đức) Chế biến cà phê 0,67
Dai phuc (Đài Loan) Giấy vàng mã 0,60
Taigu TiIndustrial (Đài Loan) Phụ tùng ô tô xe máy 0,40
VietsunIndudtry (Đài Loan) Sơn phủ gỗ các loạ 0,90
Ciahung Iron (Đài Loan) Máy hút bụi 0,35
Sea one (Đài Loan) Vải vóc các loại 0,50
Universal Petroleum Viet Nam (Malaisia) Kinh doanh khí hoá lỏng 6,80
Tsaiyarn Int'IVN (Đài Loan) Phụ tùng xe máy 1,75
Alhonga VietNam (Đài Loan) Phụ tùng xe đạp 2,40
HoChang Vina (Hàn Quốc) Nón mũ các loạ 0,88
DeNhat (Đài Loan) Xử lý và thu hồi phế liệu 0,90
Sung chang VN (Hàn Quốc) Túi sách 1,70
chế biến xuất khẩu Hoàn Vũ và công ty Quảng Ngãi đã đầu tư Quảng Phú 58 tỷ đồng để mở rộng nhà máy bia Quảng Ngãi đưa công suất nhà máy này từ 12 triệu lít/năm lên 25 triệu lít/năm. Tính đến nay, 70% diện tích đất trong quy hoạch giai đoạn I KCN Quảng Phú đã được lấp đầy 4 dự án khác gồm chế biến thuỷ sản và sản xuất thức ăn nuôi tôm hiện đang chờ cấp phép. Cho đến nay, tỉnh cũng đã trích đầu tư ngân sách 6,4 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước hoàn thiện việc cung cấp điện nước… để thu hút các nhà đầu tư.
Hải Phòng NOMURA, KCN lớn nhất miền Bắc đang hi vọng vượt qua giai đoạn khủng hoảng khi biết một số dấu hiệu hồi phucj đang dần rõ nét trong những tháng đầu năm 2005. Mới đây, các cơ quan chức năng đã cấp giấy phép cho thêm hai dự án đầu tư mới vào KCN này. Mặc dù tổng vốn đầu tư kinh phí chỉ xấp xỉ 0,5 triệu USD nhưng các dự án này giúp KCN vượt qua được ngưỡng 10 dự án có mặt trong suốt 3 năm trở lại gần đaay. Lần đầu tiên con số dự án tăng lên đến 11 và cùng với đó khoảng 2,5 triệu USD vốn đầu tư mới đã được thu hút vào đây bao gồm cả các dự án có tăng vốn. Được chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1999, không may KCN có cơ sở hạ tầng vào bậc nhất của cả nước này gặp phải cơn bão khủng hoảng tài chính khu vực. Những khó khăn về tài chính để triển khai dự án mà các công ty Nhật Bản gặp phải đã làm cho kế hoạch thu hút vốn đầu tư mà công ty xây dựng hạ tầng Hải Phòng NOMURA đặt ra không trở thành hiện thực. Dù đã đầu tư, xong 100% vốn pháp định vào khoảng 137 triệu USD nhưng do số lượng dự án ít, chỉ chiếm chưa đến 10% diện tích đất có hạ tầng nên KCN bị đặt trong tình trạng cực kỳ khó khăn, thua lỗ kéo dài. Tổng số luỹ kế tính từ thời điểm bắt đầu xây dựng đến nay đã lên tới khoảng 67 triệu USD, trong đó riêng năm 2004 lỗ phát sinh là gần 18 triệu USD. Tại Hải Phòng ngoài KCN NOMURA, KCN Đình Vũ với các đối tác Bỉ, Mỹ… cũng đã được xây dựng từ năm 2001 KCN này được áp dụng hình thức đầu tư cuốn chiếu, theo đó việc san lấp mặt bằng và lấp đầy hạ tầng được thực hiện căn cứ vào các nhu cầu đầu tư cụ thể. Cho đến nay, vốn đầu tư vào KCN Đình Vũ đạt khoảng 25% so với vốn đăng ký, tỷ lệ đất công nghiệp được thuê chiếm 5%. Tính đến cuối năm ngoái, hai KCN của TP.Hải Phòng đã thu hút tổng cộng 13 dự án với tổng số vốn đầu tư 118,4 triệu USD.
Trong quý I năm nay ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương đã cấp giấy phép đầu tư cho 13 dự án 100% FDI với toỏng số vốn đầu tư là 18,85 triệu USD, trong đó dự án có
vốn đầu tư lớn nhất (6,8 triệu USD) thuộc công ty Universal Petroleum Viet Nam (Malaisia) để xây dựng nhà máy chế biến và chiết nạp khí hoá lỏng tại KCN Sóng Thần 2. Cũng trong quý I năm nay, đã có thêm 20 doanh nghiệp đi vào hoạt động tại các KCN Bình Dương nâng tổng số lên 141 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó có 86 doanh nghiệp có vốn FDI. Doanh thu của các doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm ớc đạt 58,6 triệu USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm 2000. Tính đến nay các KCN tại Bình Dương đã thu hút 210 dự án trong đó bao gồm 128 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 536,37 triệu USD và 82 dự án đầu tư trong nước với số vốn 1.073 tỷ đồng.