Tạo nguồn vốn bổ xung quan trọng

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1992 2004 (Trang 38 - 41)

Đối với nền kinh tế có quy mô như ở nước ta hiện nay thì vốn FDI là một lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như "chất xúc tac-điều kiện" để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định.

Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam thời kỳ 1995-2004

Năm Tổng vốn đầu (tỷ đồng) Vốn trong nước(Tỷ đồng) Vốn FDI Vốn nhà nước Vốn ngoài quốc doanh Số lượng (tỷ đồng) So với tổng vốn đầu tư(%) 1991 15.526,0 - - 1.920 16,7 1992 19.755,0 - - 4.500 22,8 1993 34.176,0 - - 8.800 25,7 1994 43.100,8 - - 13.200 30,6 1995 68.047,4 26.047,8 20.000 22.000 32,3 1996 79.367,0 35.894,4 20.773 22.700 28,6 1997 96.870,0 46.570,4 20.000 30.300 31,3 1998 96.400,0 51.600,0 20.500 24.300 25,2 1999 103.900, 0 64.000,0 21.000 18.900 18,2 Tổng 557.142, 2 224.112,6 102.273 146.620

Nguồn: Niên giám Thống kê - Tổng Cục Thống Kê

Cấu thành nên tổng số vốn đầu tư toàn xã hội là vốn nhà nước, vốn ngoài quốc doanh và vốn FDI. Trong đó, nguồn vốn nhà nước tăng mạnh cả về lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Quan trọng hơn, đây là nguồn vốn chủ yếu hình thành nên các công trình trọng diểm của đất nước, chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế, đầu tư vào các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không làm được hoặc không muốn làm. Tuy nhiên, vốn đầu tư trong nước thuộc đầu tư tập Trung của ngân sách hiện chỉ chiếm dưới 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đây cũnGDP là nguồn vốn tồn tại một số nhược điểm mà ai cũng biết, nhưng do bị co kéo mà dàn trải, dở dang

nhiều, còn mang tính chất "xin - cho", do việc quy hoạch, dự báo còn nhiều sai sót, mang nặng tính chủ quan, duy ý chí, lại chậm được điều chỉnh. Nguồn vốn tín dụng thì lại phân bố theo quyết định hành chính, việc quản lý cũng còn sơ hở gây thất thoát. Nguồn vốn tự do của các doanh nghiệp nhà nước được trích từ nguồn vốn khấu hao để lại, nguồn lợi nhận sau thuế, tuy nhiên cả hai nguồn hình thành nên nguồn vốn này đều có hạn chế về khấu hao quy định thống nháat về tỷ lệ khấu hao hàng năm mà tỷ lệ này hiện còn quá thấp so với trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện nay ở nước ta và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang tiến hành như vũ bão trên thế giới. Về nguồn lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp hiện còn rất hạn chế do sản phẩm hàng hoá tồn đọng lớn, tỷ lệ vay ngân hàng lớn trong khi tỷ suất lợi nhuận tiền vốn còn thấp hơn cả lãi suất tiền vay ngân hàng.

Nguồn vốn ngoài quốc doanh còn tồn đọng trong dân lớn, nhưng do nhiều lý do về tư tưởng, sự rủi ro, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, do giá giảm mhốn gửi vào ngân hàng để hưởng lãi kép. Nên trong mấy năm gần đây, về lượng tuyệt đối chỉ có vài chục nghìn tỷ đồng, chỉ chiêmá trên 50% nguồn vốn tồn đọng trong dânvà tỷ trọng vốn đầu tư xã hội bị giảm sút.

Trong tình hình trên, thì FDI là nguồn vốn đáng lưu ý. Theo đánh giá của Vụ quản lý thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ trọng nguồn vốn FDI trong tổng vốn đầu xã hội đã tang 25,7% ở thời kỳ 1995-1999 lên khoảng 30% trong những năm 2000-2004. Vốn đầu tư xã hội từ các dự án FDI (giai đoạn 1999-2003 = 118.200 tỷ đồng) cao hơn hẳn số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cùng thời kỳ này (97.389,6 tỷ đồng). Tức là vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư chỉ bằng 82,4% vốn từ các dự án FDI. Nguồn vốn FDI chủ yếu là ngoại tệ mạnh và máy móc thiết bị tương đối hiện đại nên đã góp phần tạo ra cơ sở vật chất mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng thêm công nghệ mới cho nền kinh tế quốc dân. Về định tính, sự hoạt động của đồng vốn có nguồn vốn từ FDI như là một động lực gây phản ứng dây chuyền là thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước, một số chuyên gia kinh tế tính toán rằng cứ một đồng vốn FDI hoạt động sẽ làm cho 4 đồng vốn trong nước hoạt động theo. Tới đây, để đạt được tốc độ tăng trưởng 2005-2009 là 7,5%/năm như Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra thì tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2005-2009 phải là 60 tỷ USD (theo mặt bằng giá năm 2004), trong đó nhiệm vụ thu hút được 1/3 nguồn vốn này từ nguồn vốn bên ngoài là vấn đề không đơn giản.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1992 2004 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)