Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến 31/3/2005 Việt Nam đã thu hút được 3348 dự án với tổng vốn đăng ký 38.902 triệu USD.
Qua số liệu thống kê cho thấy thời kỳ đầu tư năm 1992-1994 FDI chỉ dừng lại ở những dự án có quy mô vừa và nhỏ, với quy mô trung bình một dự án khoảng 6,9 triệu USD. Bước sang thời kỳ thứ hai 1995-1999 FDI đã tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng: quy mô trung bình một dự án năm 1991 là 8,2 triệu USD. Đặc biệt trong hai năm 1998-1999, cả số vốn đăng ký được duyệt lẫn vốn thực hiện đều có bước tiến nhảy vọt. So với năm 1992 vốn đầu tư của năm 1999 tăng gấp 18 lần, chỉ nói hết quý I năm 1999, số vốn đăng ký đã đạt hơn một nửa của cả năm 1998, số vốn thực hiện đạt khoảng 30%.
Nhịp độ vốn FDI tăng nhanh, năm 1982 số lượng vốn đăng ký mới chỉ đạt 366 triệu USD, năm 1999 tăng lên 6.607 triệu USD mức tăng bình quân hàng năm là 50%. Tốc độ tăng vốn FDI cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (thời kỳ 1990-1994 là 23,3%) điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay. Tốc độ của dòng FDI đạt được ngày càng lớn chứng tỏ rằng các nhà đầu tư đã nhận ra được một miền đất hứa nhiều lợi nhuận và an toàn.
Nhưng đến năm 2000,do tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc nội có phần chậm lại cùng với ngòi nổ của cuộc khủng hoảng khu vực, FDI đã bắt đầu chững lại và suy
giảm. Thật vậy, năm 2000 tổng vốn FDI đăng ký là 8,6 tỷ USD (tăng 31%so với năm 1999) với quy mô trung bình một dự án là 26,6 triệu USD thì đến năm 2002 tổng vốn đăng ký đã giảm mạnh chỉ còn 4,6 tỷ USD và 13,4 triệu USD bình quân một dự án, cho dù vào thời điểm của năm 1996 có hai dự án là khu đô thị Nam Thăng Long và An Phú với số vốn khoảng 1 tỷ USD và một trong hai dự án này đã không triển khai được vào năm 2002. Nếu so 2002 số dự án duyệt năm 2003 chỉ bằng 85,36%, năm 2000 chỉ bằng 90,14%. Só liệu tương ứng của vốn đăng ký là 87,22 và 33,69%. Nếu theo số lượng vốn đăng ký thì quy mô dự án bình quân của thời kỳ 1992-2003 là 12,71 triệu USD/1 dự án. So với một số nước ở thời kỳ này không phải là thấp. Nhưng vấn đề đang quan tâm ở đây là quy mô dự án theo vốn đang ký bình quân của năm 2003 lại nhỏ đi một cách đột ngột và ở mức thấp nhất từ trước tới nay (5,04 triệu USD/1 dự án). Quy mô dự án theo vốn đăng ký bình quân của năm 2003 chỉ bằng 39,65% quy mô bình quân của thời kỳ 1992- 2003 và chỉ bằng 21,29% quy mô bình quân một dự án của năm cao nhất, năm 2000). Điều này cho thấy, trong một chừng mực nhất định, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng khá nặng nề của cuộc khủng hoảng khu vực. Khi mà khoảng 70% vốn FDI vào Việt Nam là xuất phát từ các nhà đầu tư Châu á và nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng là sự giảm sút về khả năng hấp dẫn do điều kiện nội tại của nền kinh tế Việt Nam.
Năm 2003, trong bối cảnh nền kinh tế và nhất là các nước Châu á mới ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nhưng nước ta vẫn thu hút được 298 dự án với vốn đăng ký là 1.548 triệu USD là một thành công đáng ghi nhận. Sự thành công không dừng lại ở số dự án và số vốn đăng ký mà còn thể hiện rõ nét ở các góc độ khác: Năm 2003 so với năm 2002, tuy số vốn đăng ký chỉ bằng 44,29% nhưng tỷ lệ thực hiện vốn cao hơn hẳn 98,13% so với 50,19%. Như vậy, nếu xét suốt thời kỳ 1992-2003 thì năm 1999 có thể xem là đỉnh cao về thu hút FDI của Việt Nam (cả về dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện).
Trong thời kỳ 2000-2004 tổng vốn FDI thực hiện đạt 12,2 tỷ USD. Trong 5 năm tới phấn đấu để vốn FDI thực hiện đạt mức cao hơn so với 5 năm trước. Điều này có khả năng trở thành hiện thực khi xem xét diễn biến và xu hướng của lĩnh vực FDI trong thời gian tới.
Trước hết, trong số 2.620 dự án FDI được cấp giấy phép trước năm 2005 và còn hiệu lực thì hiện vẫn còn tới 1.300 dự án với tổng vốn đăng ký 17,6 tỷ USD đang trong
quá trình xây dựnh hoặc đang làm thủ tục hành chính hoặc chưa triển khai. Như vậy, trong 5 năm tới số vốn đầu tư thực hiện của nhóm dự án này có thể đạt mức 7-8 tỷ USD.
Hai là, đã có không ít dự án đang hoạt động có hiệu quả có xu hướng tăng thêm vốn. Trong thời kỳ 2000-2004 đã có 500 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm trên 4 tỷ USD, trong khi vốn thực hiện đạt 2 tỷ USD. Như vậy, có thể dự báo rằng cùng với chính sách cởi mở của nhà nước tạo điều kiện đã cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì số vốn thực hiện của nhóm dự án này trong thời kỳ 2005-2009 cũng có thể bằng hoặc vượt mức kế hoạch trong thời kỳ trước.
Ba là, số vốn thực hiện của những dự án mới được cấp giấy phép kể từ năm 2005 có thể đạt khoảng 4 tỷ USD như tiến độ thực hiện ở thời kỳ trước. Như vậy, cộng ba nguồn vốn này lại thì tổng vốn FDI thực hiện trong thời kỳ 2005-2009 có thể đạt trên 13 tỷ USD.
Năm 2004 và 2005 bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phục hồi, năm 2004 với số vốn đăng ký đạt 1.985 triệu USD tăng 28,2% so với năm 2003, trong đó có dự án đường dẫn khí Nam Côn Sơn số vốn đăng ký 1 tỷ USD được cấp giấy phép trong tháng 12 là lớn nhất. Đây cũng là dự án lớn thứ hai trong vòng ba năm nay, sau dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (1,8 tỷ USD). Trong ba tháng đầu năm 2001 cả nước đã có thêm 83 dự án có vốn FDI được cấp giấy phép, với tổng vốn đăng ký đạt 273 triệu USD. Điểm khả quan nhất mà kết quả thống kê này cho thấy là số vốn FDI được cấp giấy phép trong quý I vừa qua đã tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2000 và số dự án tăng 16,9%. Tính riêng trong tháng ba năm nay đã có thêm 20 dự án có vốn FDI được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 1.413 triệu USD, trong đó dự án lớn nhất là của Metro Cash và Carry GmHI với 120 triệu USD vốn đăng ký. Tình hình thu hút FDI quý I/2001 có những dấu hiệu phục hồi dưới tác động của các chính sách mới do Nhà nước ban hành gần đây trong ddó có những nỗ lực liên tiếp kể từ sau khi luật sửa đổi luật đầu tư nước ngoài được thông qua vào ngày 9/6/2000, Nghị định 24/2000/ND-CP Thông tư 12/2000/TT/BKH. Có thể kể tới cuộc thành công của hội thảo "cùng hướng tới thành công" tổ chức tại Hà Nội và Singapore.
Tuy nhiên, những con số trên đây mới chỉ nói lên được số lượng vốn đầu tư mới và vốn đưa vào thực hiện, còn những yếu tố quan trọng như cơ cấu đầu tư (theo ngành, vùng, đối tác đầu tư và hình thức đầu tư thì sao?).