Tạo nguồn thu ngân sách, thực hiện chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1992 2004 (Trang 48 - 49)

Tuy phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI đang trong thời kỳ hưởng ưu đãi về thuế, nhưng nguồn thu ngân sách của khu vực FDI tăng liên tục.

Bảng 12:Đóng góp của FDI vào ngân sách

Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004*

Nộp ngân sách (Tr USD)

120 128 195 263 315 317 271 270

* Số liệu ước tính

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang phát triển sâu rộng chưa từng thấy với những lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ mũi nhọn như kỹ thuật điện tử công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ hải dương học, công nghệ vũ trụ là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhưng công nghệ mới đẩy nhanh quá trình tự động hoá. Đối với Việt Nam, FDI hiện nay là một trong những nguồn chuyển giao công nghệ chủ yếu. Nhìn chung, trình độ công nghệ đã chuyển giao tiến bộ hơn nhiều so với các công nghệ hiện có tại Việt Nam. Các công nghệ đang sử dụng trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, hoá chất… đều thuộc loại công nghệ hiện đại và các công nghệ này đã thực sự tạo nên bước ngoặt tích cực trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta. Đa số công nghệ sử dụng trong các ngành điện tử, hoá chất, ô tô, vật liệu xây dựng đều là những dây chuyền tương đối hiện đại.

Các nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng đặt lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn làm mục tiêu hàng đầu. Những thiết bị, công nghệ mà họ đưa vào sử dụng tại các dự án đầu tư tại nước ta, nhưng cùng với những trang thiết bị này thường là một số lượng tiền nhất định tiền vốn bỏ ra, xuất phát từ sự gắn liền lợi ích của mình như vậy nên khi chuẩn bị, công nghệ vào nước ta bên nước ngoài cũng cần phải cân nhắc tính toán kỹ.

Một trong những yêu cầu của FDI là phải tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, tránh nhập khẩu kỹ thuật "xế bóng". Trong quá trình thực hiện dự án phía Việt Nam thường gặp phải sai lầm sau:

- Tiếp nhận kỹ thuật lạc hậu với giá đắt hơn giá thị trường 15-20%. Qua thẩm định thiết bị máy móc ở 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI của ngành công nghiệp nhẹ gây thiệt hại khoảng 50 triệu USD. Trong đó 76% máy móc đã cũ , hơn 20% thiết bị được sản xuất từ những năm 1970, hơn 70% máy móc đã hết khấu hao, 50% máy móc được tân trang lại, cá biệt có những máy móc sản xuất từ những năm 1910.

- Chuyển sản xuất độc hại sang Việt Nam như dự án sản xuất thuốc trừ sâu hoá học, công nghệ tạo bọt PVC từ hoá chất Alkysbenzen là chất dễ gây ung thư, công nghệ sản xuất tấm lợp từ amiăng mà thế giới không dám sử dụng đã được Việt Nam đồng ý cho triển khai.

- Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ đang báo động Việt Nam sẽ trở thành "bãi rác thải" công nghệ lạc hậu của các nước, gây nên một hiểm hoạ lâu dài về môi trường có nguy cơ gia tăng mức độ tụt hậu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1992 2004 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)