0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH THỐNG KÊ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ 1992 2004 (Trang 27 -28 )

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và nhất là các nước Châu á mới ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nhưng nước ta vẫn thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài là một thành công đáng ghi nhận. Tính đến hết ngày 31/12/2004 Việt Nam đã thu hút được 3256 dự án và lượng vốn đăng ký trên 38676 triệu USD tính bình quân mỗi năm chúng ta cấp giấy phép cho 250 dự án với số vốn đăng ký bình quân là 2975 triệu USD.

Trong thời gian 13 năm qua, kể từ năm 1992 đến nay hoạt động FDI có thể chia làm bốn giai đoạn:

- Ba năm đầu (1992-1994) được coi là giai đoạn khởi động. Lúc đó chúng ta như người mới vào nghề, vừa chưa có kinh nghiệm, vừa rất mạnh dạn trong các quyết định, còn người nước ngoài thì đến với nước ta như đến một miền đất mới vừa lạ, vừa hấp dẫn, họ thận trọng không dám mạo hiểm, mới làm thử để thăm dò cơ hội, nên số dự án trong thời gian này chưa nhiều, mức tăng trưởng vốn đầu tư còn chậm,. Trong giai đoạn này trừ hai lĩnh vực là thăm dò dầu khí và viễn thông FDI có tác động rõ rệt, còn các lĩnh vực khác hầu như mới chỉ có một ít dự án, phần lớn lại chưa được triển khai, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, tỉ trọng đóng góp trong GDP và các khoản nộp ngân sách còn rất ít, số lao động trong các xí nghiệp có vốn FDI cũng chưa nhiều. Do vậy, chưa thu hút được sự chú ý của các cơ quan Trung ương cũng như địa phương. Thái độ chung của nhiều người lúc này là "trải chiếu hoa" đón các nhà đầu tư nước ngoài kể cả những nhà đầu tư thực và rởm, nên hoạt động đầu tư ít gặp khó khăn từ khi xin giấy phép đầu tư cho đến khi triển khai dự án.

- Giai đoạn 1995-1999 được coi là giai đoạn tăng trưởng nhanh và thay đổi cả về chất lượng hoạt động đầu tư nước ngoài. Tháng 3 năm 1995 một diễn đàn quốc tế vầ đầu tư nước ngoài có quy mô lớn với sự tham gia của hơn 650 khách quốc tế và đại diện của một số tổ chức như: UNIDO, IMF, WB, ADB, ESCAF, UNDP… đã được tổ chức thành công tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây có thể coi là một sự kiện quan trọng có ý nghĩa lịch sử trong hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta, mở đầu một thời kỳ mới trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nét nổi bật trong thời kỳ này là hoạt động đầu tư

đã trở nên sôi động, hiệu quả hơn, hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được thể hiện ngày càng rõ rệt.

- Giai đoạn 2000-2004 cũng như trạng thái kinh tế nói chung FDI đã có dấu hiệu suy giảm. Tốc độ tăng trưởng qua các năm là : 2000: 9,3%; 2001: 8,2%; 2002: 5,8%; 2003: 4,8% và lượng vốn FDI năm 2000 là 8.640 triệu USD thì đến năm 2003 chỉ còn 1.549 triệu USD. Nếu lấy con số thống kê năm 2000 là 8.640 triệu USD, tăng 31% so với năm 1999 thì có lẽ tình hình vẵn khả quan. Tuy vậy, cần lưu ý rằng số vốn thực hiện năm 2000 lại giảm 0,04% so với năm 1999.

- Giai đoạn 2004-2005: Đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế nói chung và thực trạng thu hút FDI nói riêng. Theo ước tính năm 2004 tốc độ tăng trưởng đạt 6,7% tăng hơn so với 4,8% năm 2003. Tính đến ngày 15/4/2005 trên cả nước có khoảng 2.725 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 36,56 tỷ USD vốn pháp định trên 16,45 tỷ USD.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH THỐNG KÊ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ 1992 2004 (Trang 27 -28 )

×