năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, công nghệ mới, sản phẩm mới, phường thức sản xuất kinh doanh mới có chất lượng cạnh tranh cao, nhất là ngành công nghiệp viễn thông.
FDI thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam. Hai khu vực này có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nông nghiệp (năm 2000 công nghiệp tăng 14,42%, dịch vụ tăng 5,2%, nông nghiệp 6,2%). Năm 2001, FDI chiếm
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004*
Tỷ trọng trong GDP(%)
2,0 3,6 6,1 6,3 7,4 9,1 10,1 11,7 12,7
tỷ lệ trong 28,5% giá trị sản xuất công nghiệp, tăng trưởng với tốc độ 23,2% (trong khi công nghiệp trong nước chỉ tăng 13,8%), đảm bảo cho toàn ngành vẫn tăng trưởng với nhịp độ 13,2% so với năm 2000.
Bảng 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1994-1999
Đơn vị tính: % Ngành 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 * Nông nghiệp 39,7 38,8 37,5 3,60 34,4 27,2 27,8 27,8 25,8 25,4 Công nghiệp 22,7 23,5 24,2 25,4 26,6 28,8 28,8 29,7 32,1 34,5 Dịch vụ 38,6 37,7 37,7 37,5 38,0 44,4 44,0 42,5 42,1 40,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Khu vực kinh tế có vốn FDI luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước (năm 1999 chỉ số phát triển của khu vực kinh tế FDI là 114,98% chỉ số phát triển chung của cả nước là 109,34%, năm 2001 là 120,75% và 108,15%; năm 2002 là 116,68% và 105,8%). Tới nay có 8 ngành hàng do các doanh nghiệp FDI năm 100% sản phẩm (dầu khí, ô tô, đèn hình, tổng đài điện thoại, máy giặt, điều hoà nhiệt độ, máy thu băng, đầu video, nguyên liệu nhựa), 7 ngành trong doanh nghiệp FDI chiếm từ 50-90% sản lượng (thép, kính xây dựng, xe máy, biến thế 250-1000 KVA, phân bón NPK, thuốc trừ sâu, sơn các loại) và 12 ngành hàng doanh nghiệp FDI chiếm dưới 50% sản lượng(điện, bia, đường ăn, giầy, may mặc, vải, sợi bông, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, xi măng, khách sạn…)
Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 * Khu vực FDI(%) 45,6 40,3 13,6 12,8 8,7 21,7 23,2 23,3 20,2 17,3 Cả nước (%) 10,4 17,1 12,7 13,7 14,5 14,2 13,8 12,1 11,5 15,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê - Dự án VIE/97/1051
ngành. Khu vực có vốn FDI luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực này đạt được 25,1% năm 2003; 26,73% năm 2000; 28,9% năm 2001 đã tăng lên 31,98% năm 2002 và 34,73% năm 2003. Do có lợi thế về vốn, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ và thị trường nên nề công nghiệp khu vực này đã đứng vững trong thử thách và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao (20%) hơn hẳn khu vực nội địa: công nghiệp quốc doanh 4,5%, công nghiệp ngoài quốc doanh 8,8%.
Trong nghành công nghiệp khai thác, các doanh nghiệp có vốn FDI đang có vị trí hàng đầu, với tỷ trọng 79% giá trị sản xuất của ngành. Tiêu biểu mức tỷ trọng ở một số năm như sau 77,8% năm 1999; 78% năm 2000; 77,8% năm 2001 lên 81,4% năm 2002. Đặc biệt, giá trị sản xuất của ngành khai thác dầu thô và khí tự nhiên chủ yếu là do các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra, với các mưc cụ thể như sau: 99,7% năm 1999; 99,7% năm 2000; 99,8% năm 2001; 99.8% năm 2002. Ngoài xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro thực hiện theo hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và Liên Xô (cũ), mà hiện nay CHLB Nga đã kế thừa, đã sản xuất được hơn 60 triệu tấn dầu thô và hiện đang tiếp tục kinh doanh có hiệu quả, nước ta đã cấp 33 giấy phép cho các tập đoàn dầu khí lớn của thế giới vào thăm dò và khai thác tại thềm lục địa Việt Nam theo hình thưc phân chia theo sản phẩm. Năm 1998, Vietsovpetro đã khai trahc 12,5 triệu tấn dầu thô và 1 tỷ m3 khí. Bên cạnh đó, mỏ Đại Hùng và mỏ dầu tại vùng chồng lấn với Malaisia cũng đang được khai thác. Sự quan tâm của các tập đoàn lớn trên thế giới trong lĩnh vực này chứng tỏ tính hấp dẫn và tiềm naưng dầu khí của nước ta.
Công nghiệp điện tử là một ngành tương đối mới mẻ, cho đến nay FDI trong nghành công nghiệp điện tử còn chưa xứng với tiêmg năng và nhu cầu phát triển ngành kinh tế quan trong này, do chưa có những chính sách hấp dẫn, cũng như môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư lớn từ Mỹ, Nhật và Châu âu là những nơi có nền công nghiệp điện tử phát triển. Năm 2003, các công ty liên doanh với Nhật đã sản xuất các sản phẩm vi điện tử của hảng Fujitsu, động cơ máy Mabuchi, người máy Roze Roboted…
Trong công nghiệp ô tô và xe máy các liên doanh này có thể sản xuất mỗi năm 140.000 xe ô tô các loaị nhiều hãng sản xuất ô tô nổi tiếng thế giới như Toyota, Ford, Mercedes, Benz… đã có dự án đầu tư tai Việt Nam. Trên thực tế thị trường ô tô của nước ta còn hẹp, việc mua sắm ô tô bằng ngân sách nhà nước bị hạn chế. Mặt khác, việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, cả ô tô đã qua sử dụng vẫn tiếp diễn nên các doang nghiệp sản
xuất ô tô gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, chỉ duy trì sản xuất cầm chừng, thậm chí có liện doanh đã phải bỏ cuộc. Ngành công nghiệp xe máy cũng đã thu hút được những hãng xe nổi tiếng trên thế giới, mà sản phẩm của họ đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam như Honda, Suzuki. Hiện tại các doanh nghiệp sản xuất có vốn FDI sản xuất khoảng 200000 xe máy mỗi năm, với tỷ lệ nội địa hoá từ 20-50%. Các dự án ô tô, xe máy đã cấp giấy phép đầu tư đã có tác động dây truyền đối với các dự án linh kiện, phụ tùng, do vậy đã kéo theo hàng chục nhà đầu tư lớn là bạn hàng của họ vào Việt Nam, đồng thời đã mở rộng quan hệ hợp tác chế tạo với các doanh nghiệp cơ khí sản xuất xăm lóp, ghế đệm… của Việt Nam, giải quyết những khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp này và giúp chúng phát triển lâu dài.
Công nghiệp hoá chất bao giờ cũng được quan tâm, FDI trong công nghiệp hoá chất đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, bao gồm một số hoá chất cơ bản, mỹ phẩm, chất tẩy rửam dầu nhờn… thay thế một phần hàng nhập khẩu, thoả mãn yêu cầu cao hơn của người tiêu dùng.
Ngoài các ngành đã nói ở trên theo số liệu thống kê, khoảng 70% sản phẩm thép, 24% của sản lượng xi măng, 18% thực phẩm chế biến của nước ta do các doanh nghiệp có vốn FDI sản xuất.
Đối với ngành du lịch: Hiện tại ngành du lịch Việt Nam có hơn 60.000 buồng khách sạn, trong đó khoảng 35.000 buồng đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Ngành kinh doanh khách sạn và du lịch của nước ta đã thực sự làm cho đất nước thay da đổi thịt, vui hơn đẹp hơn lên. Thời gian gần đay, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, lượng khách nước ngoài vào kinh doanh du lịch giảm bớt, làm cho ngành khách sạn du lịch lao đao. Trong bối cảnh đó, có người cho rằng nhà nước đã cuang cấp quá nhiều giấy phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. So sánh với các thành phố của các nước trong khu vực, mặc dù tốc độ xây khách sạn lớn nhất ở hai thành phố lớn nhất nước ta là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà nội là quá nhanh, nhưng số lượng khách sạn và văn phòng cho thuê còn quá ít. Hiện nay, tỷ lệ buồng giảm xuống thấp là do sự giảm sút số lượng khách nước ngoài vào để đầu tư, kinh doanh, du lịch, chứ không phải do ta đã thừa khách sạn, căn hộ, văn phòng cho thuê.
Trong công nghiệp chế biến tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 22% và có xu hướng ngày càng tăng, từ 18,1% năm 1999; 20,1% năm 2000; 22,9% năm 2001; lên 25,3% năm 2002. Trong đó, ở một số
ngành quan trọng, tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau: 71% trong ngành sản xuất và sửa chữa xe có động cơ (trong đó 100% trong sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, 44,3% trong ngành sản xuất sản phẩm bằng da và giả da; 100% trong ngành sản xuất và tụ điện, máy in, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà không khí, đầu video, sản xuất sợi PE, PES; 67,6% trong ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử; 20,1% trong ngành sản xuất hoá chất; 19,1% trong ngành may mặc; 18,6% trong ngành dệt.
Đối với ngành nông nghiệp FDI đã góp phần nâng cao đáng kể năng lực sản xuất, chuyển giao trong lĩnh vực này nhiều giống cây trồng con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản hàng hoá, vốn FDI còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế. Nếu như trước đây, FDI chỉ chủ yếu tập Trung vào lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản thì những năm gần đây nhiều dự án đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống trồng trọt, sản xuất thức ăn chăn nuôi, mía đường, trồng rừng, sản xuất nguyên liệu giấy…