- Chức năng mở rộng tín dụng: ngay từ khi mới bắt đầu hình thành và trong quá trình phát triển của mình ngân hàng luôn tìm kiếm các cơ hội để mở
c) Phân tích khả năng sinh lời của hoạt độngcho vay
3.2.5. Một số giải pháp về công tác marketing, kiểm tra kiểm soát
Như ở phần hạn chế ta có thể thấy được công tác marketing cho hoạt động cho vay của Hội sở chưa thực sự được chú trọng. Cùng với đó, sự không phân tách giữa bộ phận tín dụng và thẩm định cũng như kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay cũng có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của hoạt độngcho 54`
vay. Sau đây là một số giải pháp nhằm cải thiện những hạn chế về công tác Marketing và kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động cho vay tại Hội sở:
- Tăng cường công tác marketing cho những sản phẩm cho vay mà ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp. Bổ sung thêm nguồn nhân lực cho phòng điện toán vì ngoài việc thực hiện các công việc ở hội sở phòng còn chịu trách nhiệm quản lý hỗ trợ cho các phòng giao dịch khác nên sẽ tình trạng thiếu người sẽ dẫn đến nhiều hạn chế. Phòng điện toán cũng nên nhanh chóng mở website riêng cho ngân hàng để nguồn thông tin về ngân hàng được khách hàng tiếp cận một cách rộng rãi hơn.
- Tập trung nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm cho vay doanh nghiệp, quy trình thủ tục, chính sách khách hàng, phương pháp tuyên truyền tiếp thị để qua đó thấy được điểm mạnh và điểm yếu của chính ngân hàng mình. Từ đó có những điều chỉnh thích hợp với cơ chế chính sách và xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững thị phần của ngân hàng trên địa bàn
- Nâng cao vai trò của công tác thanh kiểm tra, kiểm soát tương ứng với việc mở rộng đầu tư, quy mô và nâng cao chất lượng cho vay. Việc kiểm tra kiểm soát không chỉ riêng đối với hoạt động của CBTD mà còn cả đối với doanh nghiệp để đánh giá được độ tín nhiệm của khách hàng, từ đó có những điều chỉnh, giải quyết kịp thời đối với các vấn đề phát sinh. Ngân hàng nên có chương trình giám sát riêng, cán bộ của bộ phận này phải có năng lực đề đánh giá hoạt động tín dụng ở cả hai phía khách hàng và ngân hàng, đồng thời không liên quan đến các hoạt động của phòng tín dụng.
- Rà soát lại toàn bộ quy trình nghiệp vụ, phát hiện sớm khe hở trong quản lý, đặc biệt là quy trình giao dịch trên hệ thống IPCAS để có những biện pháp kịp thời phát hiện sửa chữa sai sót. Phần mềm IPCAS được ngân hàng đặt mua từ Hàn Quốc với giao diện thực hiện các hoạt động bằng tiếng anh, dù có những hỗ trợ từ phía nhà sản xuất nhưng chương trình cũng chỉ hỗ trợ tiếng Việt được một phần nên cũng tạo ra nhiều hạn chế trong công tác thực hiện hoạt động cho vay.
- Tập trung xử lý tích cực đối với các khoản nợ xấu để nâng cao chất lượng, giảm thiểu số phải trích lập dự phòng rủi ro. Tăng cường các biện pháp để thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, các khoản lãi có tồn đọng để tăng thêm nguồn thu tài chính.
Ngoài ra, để góp phần cải thiện chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng và hoạt động cho vay nói chung của NHN2&PTNT Thanh Hóa thì những biện pháp từ phía Ngân hàng Nhà Nước hay NHN2&PTNT Việt Nam cũng có những đóng góp nhất định.
Giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà Nước
- NHNN tăng cường kiểm tra giám sát đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM để đảm bảo sự phát triển lành mạnh công bằng giữa các tổ chức khi mà số lượng các ngân hàng đang tăng lên nhanh chóng.
- Thành lập, nâng cấp và mở rộng hệ thống thông tin liên ngân hàng về khách hàng để cung cấp cho các TCTD, ban hành quy chế cụ thể về trao đổi thông tin giữa các tổ chức tín dụng. Từ năm 1999 Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã thành lập trung tâm thông tin tín dụng (CIC) theo quyết định số 68/1999/QĐ – NHNN9 có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích,và dự báo thông tin, thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng hoạt động vì mục tiêu an toàn hệ thống ngân hàng. Đến năm 2006 nghiệp vụ phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được thống đốc NHNN phê duyệt là nghiệp vụ chính thức và chủ yếu của trung tâm thông tin tín dụng. Tuy từ đó đến nay chất lượng của sản phẩm phân tích xếp hạng tín dụng có nhiều cải tiến nhưng thực sự việc thu thập và cập nhật các thông tin biến động của CIC thực hiện vẫn chưa có được nhiều hiệu quả. Chính vì vậy ngân hàng nhà nước cần sớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy được hiệu quả như mục tiêu đã đề ra.
- NHNN nhanh chóng hoàn thiện các quy chế , quy định và môi trường pháp lý cụ thể cho hoạt động tín dụng.
Giải pháp từ phía NHN2&PTNT Việt Nam
- NHNo&PTNT Việt Nam nên giúp các chi nhánh của mình nâng cao được tính tự chủ trong hoạt động của mình. Hiện nay, cơ chế hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam là hạch toán phụ thuộc, điều này làm giảm tính tự chủ của các chi nhánh đồng thời không tạo ra nhiều động lực trong hoạt động của các chi nhánh vì lỗ hay lãi đều chuyển lên trên.
- NHNo&PTNT Việt Nam nên tổ chức thêm nhiều hội thảo để tạo cơ hội thảo luận, trao đổi về tín dụng nhằm giúp CBTD ở các chi nhánh nâng cao được kiến thức kinh nghiệm công tác của bản thân.
- Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản, quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống để có những nhấn chỉnh phù hợp đối với hoạt động của các chi nhánh, đảm bảo sự công bằng giữa các chi nhánh vì nếu những chi nhánh hoạt động không tốt thì với cơ chế hạch toán phụ thuộc thì các ngân hàng khác cũng phải chịu ảnh hưởng.
- Chú trọng xây dựng các chương trình tiện ích mà chương trình IPCAS chưa đáp ứng được theo các yêu cầu của NHNo&PTNT cơ sở trong quá trình tác 56`
nghiệp và các cơ chế do NHNo&PTNT ban hành nhằm nâng cao năng suất lao động, phục vụ cho việc thực hiện có hiệu quả các yêu cầu trong quản lý điều hành.