Tình hình cho vay doanh nghiệp tại Hội sở Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 35)

- Chức năng mở rộng tín dụng: ngay từ khi mới bắt đầu hình thành và trong quá trình phát triển của mình ngân hàng luôn tìm kiếm các cơ hội để mở

2.2.2.Tình hình cho vay doanh nghiệp tại Hội sở Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Thanh Hóa.

Phát triển nông thôn Tỉnh Thanh Hóa.

2.2.2.1. Tình hình cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay của ngân hàng tăng đều qua các năm, năm 2011 tăng 625.100 triệu đồng so với năm 2010, trong khi đó năm 2012 cũng tăng so với năm 2011 là 199.464 triệu đồng. Tuy doanh số theo số tuyệt đối có tăng nhưng tốc độ tăng lại đang giảm dần (từ 28,66% xuống còn 7,11%). Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay là cho vay các CTCP&TNHH. Điều này phù hợp với tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Số lượng các DNNN đang dần giảm đi do chính sách cổ phần hóa DNNN của chính phủ, trong đó có những khách hàng quen thuộc của ngân hàng như: Công ty thương mại đầu tư và phát 29 29

triển miền núi Thanh Hóa,... làm tăng dần lên số lượng CTCP do dó kéo theo sự tăng lên trong doanh số cho vay đối với các CTCP&TNHH.

Doanh số thu nợ

Nhờ những nỗ lực trong công tác thu nợ nên doanh số thu nợ của ngân hàng trong ba năm cũng có sự gia tăng. Cụ thể là năm 2011 doanh số thu nợ tăng 648.830 triệu đồng (tăng 33,87%), so với năm 2010, năm 2012 tăng 203.164 triệu đồng tương ứng mức tăng tương đối là 7,92%. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là doanh số thu nợ từ các CTCP & TNHH.

Dư nợ

Dư nợ của ngân hàng nhìn chung qua các năm đều tăng. Năm 2011 tổng dư nợ là 1.064943 triệu đồng tăng 141.955 triệu so với năm 2010.

3030 30

Bảng 2.3: Tình hình cho vay theo loại hình doanh nghiệp tại Hội sở NHN2&PTNT Thanh Hóa (đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

GT % GT % GT % +/- % +/- %

1. Doanh số cho vay 2.181.268 100,00 2.706.368 100,00 3.005.832 100,00 525.100 24,07 299.464 11,07

DNNN 156.283 7,16 138.946 5,13 125.467 4,17 -17.337 -11,09 -13.479 -9,70 DNTN 287.895 13,20 375.643 13,88 424.266 14,11 87.748 30,48 48.623 12,94 CTCP & TNHH 1.694.457 77,68 2.166.478 80,05 2.443.897 81,31 472.021 27,86 277.419 12,81 Loại hình khác 42.633 1,95 25.301 0,93 12.202 0,41 -17.332 -40,65 -13.099 -51,77 2. Doanh số thu nợ 1.915.583 100,00 2.564.413 100,00 2.767.577 100,00 648.830 33,87 203.164 7,92 DNNN 143.659 7,50 121.549 4,74 182.732 6,60 -22.110 -15,39 61.183 50,34 DNTN 296.527 15,48 374.918 14,62 422.959 15,28 78.391 26,44 48.041 12,81 CTCP & TNHH 1.745.928 91,14 2.040.661 79,58 2.153.408 77,81 294.733 16,88 112.747 5,53 Loại hình khác 25.996 1,36 27.285 1,06 8.478 0,31 1.289 4,96 -18.807 -68,93 3. Dư nợ 922.988 100,00 1.064.943 100,00 1.303.198 100,00 141.955 15,38 238.255 22,37 DNNN 43.349 4,70 60.746 5,70 3.481 0,27 17.397 40,13 -57.265 -94,27 DNTN 6.739 0,73 7.464 0,70 8.771 0,67 725 10,76 1.307 17,51 CTCP & TNHH 869.602 94,22 995.419 93,47 1.285.908 98,67 125.817 14,47 290.489 29,18 Loại hình khác 3.298 0,36 1.314 0,12 5.038 0,38 -1.984 -60,16 3.724 283,41

(Nguồn: Phòng tín dụng Hội sở NHN2&PTNT Thanh Hóa)

3131 31

Năm 2012 dư nợ cho vay doanh nghiệp đã tăng lên 1.303.198 triệu đồng tăng triệu đồng tương ứng tăng 22,37%. Ta có thể thấy được tổng dư nợ của hội sở có tốc độ tăng trưởng khá tốt. Chủ yếu dư nợ là của các CTCP&NHHH. Lượng khách hàng của Hội sở không nhiều, tuy nhiên đều là những khách hàng lớn, giá trị các khoản vay thường lớn, hình thức vay chủ yếu là vay theo hạn mức tín dụng. Các CTCP&TNHH hoạt động trên thị trường luôn tăng lên qua các năm về số lượng, đồng thời việc kinh doanh cũng ngày một hiệu quả hơn, cơ cấu dư nợ của ngân hàng cũng phù hợp với sự phát triển chung của các doanh nghiệp, vì vậy dư nợ của loại hình doanh nghiệp nay chiếm tỷ trọng cao.

2.2.2.2. Tình hình cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay của ngân hàng ba năm qua tăng trong đó tỷ trọng cho vay các ngành CN – TN – DV chiếm tỷ trọng nhiều nhất về tỷ trọng đó tăng dần qua các năm (cụ thể là năm 2010 chiếm tỷ trọng 47,86%, năm 2011 chiếm 50,31%, năm 2012 với doanh số cho vay là 1.692.885 triệu đồng thì tỷ trọng của ngành này tăng lên 56,32%). Là ngân hàng đi đầu trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nhưng Hội sở chủ yếu thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố nên cơ cấu cho vay đối với các ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần qua các năm từ chiếm 45,69% nay giảm xuống còn 35,18%. Các ngành khác doanh số cho vay cũng có tăng lên qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh số cho vay (chỉ chiếm khoảng 6 – 8%).

Trong những năm qua với chủ trương phát triển của tỉnh giá trị sản xuất công nghiệp luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành (Cuối năm 2012, nông – lâm – ngư nghiệp tăng trưởng 2,4%, CN – TN tăng 19,8%, dịch vụ tăng 10,9%), Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tỷ trọng các ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP chiếm 26,3%, CN – TN chiếm 37,1%, 32 32

khu vực dịch vụ chiếm 36,6%. Các khách hàng chủ yếu của Hội sở NHN2&PTNT Thanh Hóa là các công ty hoạt động trong ngành vận tải biển và nhiều ngành công nghiệp dịch vụ khác nhau như công ty Hùng Thắng, Công ty TNHH Hoàng Sơn,... đây là nguyên nhân tạo nên tỷ lệ về doanh số cho vay của nhóm ngành CN – TN - DV trong doanh số cho vay cao.

Doanh số thu nợ

Trong doanh số thu nợ theo ngành kinh tế, tỷ trọng nhóm ngành CN- TN – DV chiếm tỷ trọng cao nhất và đều tăng trưởng qua các năm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng những năm qua sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp phát triển cũng tương đối ổn định. Điều này khiến việc thu nợ trong nhóm ngành này cũng có sự tăng trưởng trong năm 2011, tuy nhiên trong năm 2012 do gặp khó khăn về hạn hán, dịch bệnh,… cùng nhiều khó khăn khác nên doanh số thu nợ có phần giảm sút.

Dư nợ

Trong cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế, dư nợ của ngành CN – TN – DV tăng dần qua các năm, năm 2010 dư nợ nhóm ngành này là 33 33

475.489 triệu đồng chiếm 51, 52% tổng dư nợ. Năm 2011 tăng 136.937 triệu đồng (tăng 28,80%) so với năm 2010 làm tỷ trọng của nhóm ngành CN – TN – DV tăng lên chiếm 57,51%. Đến năm 2012, dư nợ nhóm ngành này tăng 180.965 triệu đồng tương ứng tăng 29,55% lúc này đã chiếm hơn 60% tổng dư nợ.

Ta có thể phần nào thấy được xu hướng phát triển của các nhóm ngành trong nền kinh tế toàn tỉnh, CNH – HĐH không chỉ là mục tiêu của toàn tỉnh mà còn là mục tiêu phát triển của cả nước, chính vì vậy việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ, ưu tiên các nhóm ngành CN – TN – DV thực sự phù hợp với yêu cầu phát triển chung, tạo ra nhiều cơ hội về vốn cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.

3434 34

Bảng 2.4: Tình hình cho vay DN theo ngành kinh tế tại NHN2&PTNT Thanh Hóa (đơn vị: triệu đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh

2011/2010 2012/2011

GT % GT % GT % +/- % +/- %

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 35)