Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 54)

- Chức năng mở rộng tín dụng: ngay từ khi mới bắt đầu hình thành và trong quá trình phát triển của mình ngân hàng luôn tìm kiếm các cơ hội để mở

3.2.3.Giải pháp về nguồn nhân lực

c) Phân tích khả năng sinh lời của hoạt độngcho vay

3.2.3.Giải pháp về nguồn nhân lực

Với yêu cầu nâng cao sự toàn diện trong chuyên môn đối với nhân viên của ngân hàng thì việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngân hàng. Toàn bộ quá trình cho vay tại Hội sở đều do CBTD thực hiện, vì vậy, kết quả hay chất lượng cho vay phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, nhiệt tình trong công việc của CBTD.

- Cụ thể hóa chỉ tiêu nhiệm vụ, công khai đến từng cán bộ làm căn cứ thực hiện cơ chế khoán, phân phối thu nhập theo kết quả lao động, có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ có năng lực trình độ, lao động với năng suất hiệu quả cao để cán bộ yên tâm gắn bó với ngành.

- Nâng cao công tác quy hoạch cán bộ, xuất phát từ yêu cầu công việc để quy hoạch cán bộ, mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có tư duy năng động, linh hoạt để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Gắn kết điều động luân chuyển cán bộ nhằm tạo môi trường nâng cao năng lực của cán bộ để khi có nhu cầu bổ nhiệm có thể đảm đương ngay công việc được giao.

- Tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo ngoài các kiến thức chuyên môn còn rèn luyện thêm nhiều kỹ năng về giao tiếp, điều tra, phân tích, đàm phán,… vì đối với hoạt động cho vay CBTD phải trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, ngoài ra việc thu thập thông tin về khách hàng cũng không kém phần quan trọng, luồng thông tin càng phong phú thì càng tăng thêm độ chính xác cho các quyết định cho vay. Chính vì vậy CBTD cần có cho mình tổng hòa nhiều kỹ năng về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm khác.

- Quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác đào tạo cán bộ trong phòng tín dụng để làm động lực trong thực hiện nhiệm vụ chính của mình và có đủ khả năng hướng dẫn, triển khai, kiểm tra chuyên đề. Khuyến khích nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ, vi tính, nhanh nhạy với thị trường có ý thức trách nhiệm cao trong công việc.

- Đổi mới phong cách trong giao dịch, nêu cao tinh thần trách nhiệm và có thái độ phục vụ tốt nhất mọi khách hàng có quan hệ giao dịch tốt với Hội sở NHN2&PTNT Thanh Hóa trong phạm vi toàn tỉnh. Tiếp tục duy trì trang 53`

phục giao dịch, trong giao tiếp với khách hàng phải niềm nở, văn minh, lịch sự nhằm thực hiện văn minh giao dịch “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 54)