Giải pháp về công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 53)

- Chức năng mở rộng tín dụng: ngay từ khi mới bắt đầu hình thành và trong quá trình phát triển của mình ngân hàng luôn tìm kiếm các cơ hội để mở

c) Phân tích khả năng sinh lời của hoạt độngcho vay

3.2.2. Giải pháp về công tác thẩm định

Hiện nay, Hội sở NHN2&PTNT Thanh Hóa không tổ chức riêng phòng thẩm định mà các CBTD phụ trách các khoản vay sẽ thực hiện công tác thẩm định đối với khách hàng mình giao dịch, điều này có thể thể hiện trình độ của CBTD là khá tốt, tạo được sự gần gũi trong tiếp xúc đối với khách hàng. Tuy nhiên cũng làm cho công tác thẩm định khó có thể được kiểm soát chặt chẽ, vì vậy có thể nâng cao chất lượng công tác thẩm định để góp phần tăng chất lượng hoạt động cho vay ngân hàng có thể chú ý một số điểm như sau:

- Xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phân tích cho từng nhóm ngành kinh tế vì khi thẩm định khách hàng có rất nhiều chỉ tiêu phân tích để có thể đánh giá tình hình của doanh nghiệp, CBTD không thể phân tích hết các chỉ tiêu vì điều này vừa tốn thời gian mà lại không hiệu quả. Với những nhóm ngành có các đặc điểm khác nhau ta lựa chọn những chỉ tiêu phân tích phù hợp, quan trọng khái quát được tình hình của doanh nghiệp. Qua đó cũng tạo ra được sự thống nhất chung khi thực hiện việc thẩm định đối với khách hàng sau này.

- Có thể tiến hành phân tích khách hàng theo bốn nhóm tiêu thức về: quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với quy mô doanh nghiệp dựa trên các tiêu thức về vốn điều lệ, số nhân viên, doanh số hoạt động; Khả năng thanh toán được đánh giá dựa trên cơ sở tính toán các thông số tài chính về khả năng thanh toán, đưa ra các chỉ tiêu nhất định để xếp loại doanh nghiệp;...

- Cần có sự phối hợp, giúp đỡ của các chuyên gia, bộ phận tư vấn trong nhiều lĩnh vực như giá cả, kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm,…

- Chú trọng việc phân công cán bộ phụ trách từng khoản vay, cử CBTD có kiến thức chuyên môn của ngành nghề lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh để có thể đưa ra những nhận định chính xác hơn về hoạt động của khách hàng.

- CBTD phải luôn theo dõi cập nhật thông tin được cung cấp từ hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cũng như của NHN2&PTNT Việt Nam. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy về tình hình các doanh nghiệp cũng 52`

như thông tin về thị trường chung. Ngoài ra có thể thu thâp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau qua các mạng thông tin điện tử, qua các cơ quan báo chí, qua các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyển địa phương trên địa bàn tỉnh, qua khách hàng, trực tiếp tìm hiểu tại địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Cần có cán bộ kiểm tra, giám sát công tác thẩm định ngay trong phòng tín dụng để đảm bảo tính chính xác, tuân thủ các quy định của CBTD khi thẩm định.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w