Xử lý vi phạm liên quan đến mỹ phẩm

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MỸ PHẨM VÀ DƯỢC MỸ PHẨM, SO SÁNH CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA 2 SẢN PHẨM “SỮA RỬA MẶT HẠT NGHỆ 100g KEM NÁM ốc SÊN 20g” THUỘC THƯO (Trang 41 - 43)

Việc xử lý đối với các vi phạm pháp luật về mỹ phẩm là một việc làm hết sức cần thiết nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực thực thi của các quy định pháp lý hiện hành. Hình thức xử lý vi phạm, tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà các tổ chức, cá nhân tham gia trong hoạt động mỹ phẩm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, dân sự hay hình sự.

Trong đó, xử lý vi phạm hành chính là hình thức phổ biến được các cơ quan lý nhà nước sử dụng có hiệu quả để duy trì sự ổn định của hoạt động mỹ phẩm. Hiện nay, việc xử lý vi phạm hành chính về mỹ phẩm được áp dụng theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. So với Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế, Nghị định này có nhiều nét tiến bộ hơn, cụ thể hơn và cập nhật nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực mỹ phẩm đang được dư luận quan tâm, hình thức xử phạt cũng như mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt. Có thể nói đây là một căn cứ pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho các cơ quan QLNN thực hiện nhiệm vụ của mình.

* Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về mỹ phẩm

Mỗi hành vi vi phạm hành chính về mỹ phẩm được quy định trong Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, sẽ áp dụng một hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền được căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trong khung phạt tiền đã được quy định cụ thể đối với từng hành vi đó. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm quá mức thấp nhất của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn nhưng không được vượt quá mức cao nhất của khung tiền phạt. Mức phạt tiền tối đa cho hành vi vi phạm hành chính về mỹ phẩm trong Nghị định là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài hình thức phạt tiền, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm; Tiêu hủy tài liệu, phương tiện vi phạm; Thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về mỹ phẩm

Các chủ thể sau đây có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực mỹ phẩm theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ gồm có: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra y tế; Quản lý thị trường; Công an nhân dân. Ngoài các chủ thể trên, các cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan Thuế, Cục trưởng Cục Hóa chất, Thanh tra

các ngành...cũng có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý [16].

* Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực mỹ phẩm:

Thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, thủ tục xử phạt sẽ được thực hiện theo hai hình thức: thủ tục đơn giản và thủ tục có lập biên bản. Thủ tục đơn giản (ra quyết định xử phạt tại chỗ) được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức [29]. Nếu phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Thủ tục có lập biên bản được thực hiện trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức và phải tuân thủ theo các bước chủ yếu sau: phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính; xem xét, ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền và thi hành quyết định xử phạt

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MỸ PHẨM VÀ DƯỢC MỸ PHẨM, SO SÁNH CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA 2 SẢN PHẨM “SỮA RỬA MẶT HẠT NGHỆ 100g KEM NÁM ốc SÊN 20g” THUỘC THƯO (Trang 41 - 43)