PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MỸ PHẨM VÀ DƯỢC MỸ PHẨM, SO SÁNH CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA 2 SẢN PHẨM “SỮA RỬA MẶT HẠT NGHỆ 100g KEM NÁM ốc SÊN 20g” THUỘC THƯO (Trang 54)

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mô tả hồi cứu

 Mô tả về các văn bản pháp luật liên quan đến mỹ phẩm  Chính sách phân phối trong marketing

Phương pháp phân tích, đánh giá theo:

 Chính sách marketing  Chính sách phân phối

 So sánh về chính sách phân phối của 2 sản phẩm

2.4.2 Phương tiện nghiên cứu

 Máy tính  Điện thoại  Sổ sách ghi chép  Mạng internet

 Hệ thống chụp, sao chép

2.5 KỸ THUẬT THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU2.5.1 Phương pháp thu thập 2.5.1 Phương pháp thu thập

 Từ tài liệu thứ cấp

 Các thông tin có sẵn trên báo mạng, internet

 Ghi chép thông tin theo mẫu: Tên sản phẩm, mỹ phẩm, dược mỹ phẩm, chính sách phân phối…

2.5.2 Xử lý số liệu

 Số liệu sau khi thu thập được làm sạch và xử lý theo phần mềm:  Microsoft Office Word 2016.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ

3.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MỸ PHẨM

Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về mỹ phẩm:

Thông tư số 06/2011/TT-BYT Quy định về quản lý mỹ phẩm.

Thông tư số 32/2019/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung khoản 4 điều 4 và phụ lục số 01 – mp thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.

Nghị định số 93/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

Công Văn 1609/QLD-MP Hướng Dẫn Phân Loại Mỹ Phẩm, Công Bố Tính Năng Mỹ Phẩm.

Quyết Định 1738/QĐ-BYT Triển Khai Dịch Vụ Công Trực Tuyến Mức Độ 4 Cấp Số Tiếp Nhận Phiếu Công Bố Mỹ Phẩm.

Hiệp Định Về Hệ Thống Hòa Hợp Asean Trong Quản Lý Mỹ Phẩm.

Công Văn 6577/QLD-MP – Quy Định Về Các Chất Dùng Trong Mỹ Phẩm.

Nghị Định 93/2016/NĐ-CP Quy Định Điều Kiện Sản Xuất Mỹ Phẩm.

3.2. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT MỸ PHẨM LAN HẢO MỸ PHẨM LAN HẢO

3.2.1. Các nhân tố môi trường marketing ảnh hưởng đến hệ thống phân phối của công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm Lan Hảo của công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm Lan Hảo

3.2.1.1. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô a. Môi trường nhân khẩu học

Năm 2014, tổng dân số của Việt Nam đã lên đến trên 90 triệu người. Trong đó nam chiếm 49,33% và nữ chiếm 50,67%. Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi chiếm 69,4% trên tổng dân số (Theo Tổng Cục Thống Kê). Đây là một trong những tín hiệu khả quan đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo nói riêng. Bởi mặc dù cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm không còn bị hạn chế ở giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ở chị em phụ nữ vẫn vượt trội hơn so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi. Như vậy với cơ cấu dân số như trên, Thorakao hoàn toàn có cơ sở để tập

trung phát triển các chính sách marketing hướng vào đối tượng người tiêu dùng là chị em phụ nữ. Không chỉ có thế 49% nam giới trên tổng dân số cũng là một lượng khách hàng tiềm năng đáng kể để khai thác. Theo xu hướng hiện đại, tỷ lệ sử dụng mỹ phẩm của nam giới mặc dù thua kém chị em phụ nữ nhưng cũng đang không ngừng tăng lên. Ngoài ra đến hết năm 2015, theo thông báo của Bộ xây dựng tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 35.7% (tăng 1.2% so với năm 2013). Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành sản xuất kinh doanh mỹ phẩm. Bởi tỷ lệ tiêu dùng mỹ phẩm ở thành thị cao hơn so với ở nông thôn rất nhiều. Thứ nhất là do mức sống ở thành thị cao hơn, thứ hai là do người dân ở thành thị có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với những xu hướng trang điểm, làm đẹp. Do đó nhu cầu sử dụng tăng cao, việc tiêu thụ sản phẩm cũng diễn ra nhanh chóng hơn. Trong năm 2016, ngành Xây dựng sẽ phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 36.8%. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển đối với ngành sản xuất mỹ phẩm ở Việt Nam nói chung và đối với Thorakao nói riêng.

b. Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 tăng 6,68% so với năm 2014. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 45,7 triệu đồng/người, tương đương 2109 USD/người. Xét về góc độ sử dụng GDP, tiêu dùng cuối cùng năm 2015 tăng 9,12% so với năm 2014, tích lũy tài sản tăng 9,04% (Theo Tổng Cục Thống Kê). Đây đều là những con số đáng kể so với các năm trước đó. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi rõ rệt sau khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2007. Nền kinh tế phát triển, sức mua của người dân tăng lên, nhu cầu về làm đẹp và sử dụng các sản phẩm hóa mỹ phẩm cũng tăng lên. Đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và Thorakao nói riêng để phát triển. các chính sách marketing, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm Bên cạnh đó Việt Nam còn đang dịch chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường, đồng thời từng bước chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Việt Nam đã ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ, là thành viên của ASEAN, APEC, là thành thành viên thứ 150 của WTO vào cuối năm 2006, và mới nhất là hiệp định TPP. Trong điều kiện đó, cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng cả về quy mô và mức độ, đặt ra cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và thorakao nói riêng. Hiện tại các sản phẩm của Thorakao bán lẻ trên thị trường trong nước chỉ chiếm khoảng 35%,

trong khi đó số lượng xuất khẩu lại chiếm đến 65% doanh thu. Như vậy đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, việc đầu tư xuất khẩu ra sản phẩm ra nước ngoài của thorakao sẽ ngày càng thuận lợi hơn. Tuy nhiên vị thế trên thị trường mỹ phẩm nước nhà lại khó mà giữ được, trong khi lượng bán lẻ đã ít mà các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới lại ồ ạt đổ về Việt Nam khi mở cửa. Việc này đòi hỏi Thorakao phải có những chính sách phù hợp để có thể phát triển sản xuất kinh doanh.

c. Môi trường chính trị - luật pháp

Hiện tại Việt Nam có rất nhiều chính sách nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanhcho các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt trong năm 2016 Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư đã tiếnhành dự thảo về việc ban hành Luật Hỗ Trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dự kiến sẽ trìnhChính phủ vào tháng 7 năm 2016. Là một doanh nghiệp vừa với tổng số vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng, Thorakao hiện đang rất cần sự hỗ trợ từ phía chính phủ để có thể mở rộng thị phần cũng như phát triển sản xuất kinh doanh ở thị trường trong nước. Các điều luật sắp được ban hành có thể khẳng định là một lợi thế cho Thorakao có thể ổn định và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, chính phủ Việt Nam cũng từng bước ban hành các điều luật mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài nhằm mục đích hướng tới toàn cầu hóa. Theo Thông tư số 06/2006 / TT-BYT: Các công ty mỹ phẩm có thể tự do nhập khẩu các sản phẩm mỹ phẩm vào Việt Nam. Các nhà nhập khẩu mỹ phẩm cần xuất trình giấy chứng nhận kiểm tra ban đầu cho các loại mỹ phẩm nhập khẩu. Giấy chứng nhận phải được phát hành bởi nhà sản xuất. Và các công ty này được yêu cầu phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Nội dung Quảng cáo phải tuân theo quy định của Bộ Văn Hóa Thông Tin. Thuế được giảm từ 50% xuống còn 30%~20% tùy theo mặt hàng được áp thuế. Như vậy những điều luật trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty mỹ phẩm nước ngoài xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Việt Nam mà không phải chịu ràng buộc gì nhiều về mặt kỹ thuật cũng như mức độ an toàn của san phẩm. Chẳng thế mà trên thị trường hiện nay có rất nhiều các nhãn hàng sản phẩm khác nhau đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay Âu Mỹ.

Chưa kể việc kiểm soát không nghiêm ngặt dẫn đến một lượng lớn mỹ phẩm xách tay được nhập về Việt Nam và buôn bán dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây là một thách

thức lớn dành cho các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước, khi mà thị phần trong nước vốn đã ít ỏi, nay càng khó khăn hơn trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng mỹ phẩm nước ngoài.

d. Môi trường tự nhiên - công nghệ

Mỹ phẩm Thorakao hầu hết đều là các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên. Cùng với sự pháttriển của khoa học, công nghệ việc điều chế các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ thiên nhiên đã không còn gặp phải nhiều khó khăn như trước, chi phí cho việc chiết xuất sản phẩm cũng được giảm đáng kể. Đây là một điều kiện thuận lợi cho Thorakao vốn đang đi đầu trong các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm ở Việt Nam về đặc tính thiên nhiên của sản phẩm cũng như đi đầu trong phân khúc giá rẻ. Tuy nhiên công nghệ của

Thorakao vẫn còn rất nhiều hạn chế, khởi nguồn từ những công thức chiết xuất mang tính truyền thống của gia đình bà Hà Thị Lan Hảo. Trải qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Thorakao đã có những bước cải tiến đáng kể trong việc mở rộng quy mô sản xuất từ quy mô hộ gia đình sang sản xuất công nghiệp, mà vẫn giữ nguyên được những giá trị như khi sản xuất sản phẩm thủ công. Tuy nhiên những cải tiến này vẫn còn chưa đủ. Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế trên thế giới, công nghệ sản xuất của các nước phát triển cũng ngày một tăng cao. Dây chuyền công nghệ hiện đại với những tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng được mọi khách hàng khó tính nhất. Đây vẫn là điều mà Thorakao còn thiếu. Việc đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại, cũng như học hỏi một quy trình làm việc cũng như phương pháp quản lý phù hợp là những việc mà Thorakao cần và nên làm.

e. Môi trường văn hóa - xã hội

Mỹ phẩm cũng là một sản phẩm chịu sự ảnh hưởng của văn hóa – xã hội. Cùng sử dụng mỹ phẩm nhưng ở mỗi vùng khác nhau lại có những quan điểm tiêu dùng khác nhau. Ví dụ như ở Châu Á thường dùng mỹ phẩm trang điểm nhẹ nhàng, nhưng ở phương Tây thì lại có thói quen trong điểm đậm. Ở Việt Nam, phụ nữ thường sử dụng sản phẩm trang điểm chứ không hay dùng các sản phẩm dưỡng và chăm sóc da. Ngược lại ở Hàn Quốc, Nhật Bản họ chú trọng đến việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da và trang điểm khi đi ra ngoài. Ở những nước này nam giới cũng sử dụng nhiều sản phẩm mỹ phẩm hơn so với nước ta. Bởi vậy thị trường mỹ phẩm dành cho nam giới ở Việt Nam vẫn còn rất hạn

chế, tuy nhiên có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Thói quen sử dụng ít các sản phẩm chăm sóc da ở phụ nữ Việt Nam cũng gây khó khăn lớn đến các công ty sản xuất mỹ phẩm dưỡng da như Thorakao. Tuy nhiên cùng với sự hội nhập toàn cầu, xu hướng sử dụng và tiêu dùng mỹ phẩm của phụ nữ Việt Nam đang có những bước thay đổi rõ rệt. Chị em phụ nữ Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến việc chăm sóc làn da của mình, thay vì chỉ sử dụng mỹ phẩm trang điểm như trước. Điều này là một cơ hội lớn giúp cho Thorakao phát triển thị phần trong nước. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, một đặc điểm văn hóa khác ở người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, đó là sở thích sính ngoại, đặc biệt là đối với các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp. Hầu hết khi được hỏi sử dụng sản phẩm gì để chăm sóc sắc đẹp, ngay lập tức các sản phẩm đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay Châu Âu đều sẽ được nhắc đến, tuy nhiên có rất ít người quan tâm đến các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất tại Việt Nam. Một phần là do tâm lý sính ngoại, một phần là do các sản phẩm mỹ phẩm Việt Nam, mà ở đây cụ thể là các sản phẩm của Thorakao còn yếu kém về mặt hình ảnh, mẫu mã, bao bì cũng như các chính sách marketing phù hợp, trong khi đó chất lượng không hề thua kém so với các sản phẩm nhập ngoại. Đây là một trong những điểm yếu mà

Thorakao cần phải khắc phục để có thể phát triển thị phần trong nước

3.2.1.2. Nhân tố thuộc môi trường vi mô a. Khách hàng

Khách hàng là những người tiêu thụ sản phẩm, là yếu tố quyết định đầu ra của công ty. Do đó, trong công tác xúc tiến bán hàng của công ty cần chú ý đến công tác thu hút khách hàng. Khách hàng của công ty chủ yếu là nam nữ từ 15 – 65 tuổi từ thành thị đến nông thôn, các nhà trung gian, đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ… Hiện nay đối tượng khách hàng của công ty rất đa dạng về đặc điểm và nhu cầu, điều này đòi hỏi công ty có những chính sách phù hợp đối với sự thay đổi nhhu cầu của từng khách hàng.

b. Đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh là nhằm nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách kinh doanh thích hợp nhằm tạo thế đứng vững mạnh trong thị trường sôi động hiện nay. Nhưng vì công ty kinh doanh sản phẩm mỹ

vì thế công ty không nên chạy theo đối thủ nào cả mà nên cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa và có chính sách tiếp cận khách hàng một cách hợp lý nhất.

Hiện nay, công ty đang chịu nhiều sức ép từ các thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài như Avon, Lancom, Vichy, Oriflame, The Face Shop,…Ngoài ra còn nhiều sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp Việt Nam như Công ty TNHH SX & TM Đại Việt Hương ,Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, Công ty Mỹ Phẩm Lana , Unilever Việt Nam..

3.2.2. Đánh giá công tác thiết kế và lựa chọn kênh phân phối3.2.2.1. Xác định mục tiêu và những yêu cầu bắt buộc 3.2.2.1. Xác định mục tiêu và những yêu cầu bắt buộc

Hiện tại, công ty Lan Hảo hiện đang dành tới 80% sản lượng cho xuất khẩu, nội địa chỉ chiếm khoảng 20%, hàng chủ yếu được ưa chuộng tại thị trường nông thôn một phần do mức giá bán khá hợp túi tiền. Mục tiêu số một của marketing và thương hiệu là tạo được quan hệ bền chặt giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Từ mục tiêu trên, công ty nhận định vai trò quan trọng của hệ thống phân phối sản phẩm đối với sự phát triển công ty, ban lãnh đạo công ty rất chú trọng trong việc thiết kế và lựa chọn kênh phân phối với kỳ vọng kênh phân phối tốt sẽ thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Và theo chiến lược marketing mix thì muốn gia tăng thị trường nội địa trong những năm tới, Công ty đã lựa chọn kênh phân phối theo những căn cứ sau:

- Sản phẩm của công ty là hóa mỹ phẩm, dược mỹ phẩm với đa dạng chủng loại, mẫu mã, chất lượng cao, giá thành phải chăng.

- Khách hàng của Công ty là tất cả các đại lý đến người tiêu dùng cuối cùng. Chính vì vậy mà công ty có lượng khách hàng đông đảo và mang nhiều đặc điểm khác nhau.

- Quản lý kênh phân phối thông qua nhân viên thị trường và giám sát thị trường.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MỸ PHẨM VÀ DƯỢC MỸ PHẨM, SO SÁNH CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA 2 SẢN PHẨM “SỮA RỬA MẶT HẠT NGHỆ 100g KEM NÁM ốc SÊN 20g” THUỘC THƯO (Trang 54)