Thực trạng của vấn đề

Một phần của tài liệu Ki yeu toan hoc 2016 (Trang 53 - 57)

Việc chuyển từ hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm đã làm cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh có một số thuận lợi nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn.

2.1 Về thuận lợi

• Việc Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa, kiến thức chỉ giới hạn trong chương trình lớp 12 nên việc ôn luyện của giáo viên và học sinh có nhiều thuận lợi.

• Học sinh đã được làm quen hình thức thi trắc nghiệm khách quan ở các bộ môn khác như: Vật lý, Hóa học, Sinh học,...

• Tuy sách giáo khoa hiện hành là viết cho việc dạy học theo hình thức tự luận, nhưng cuối mỗi chương cũng có đưa vào một số câu hỏi trắc nghiệm cho giáo viên và học sinh tham khảo.

2.2 Về khó khăn

• Ở các lớp dưới học sinh và giáo viên chưa được làm quen với việc môn Toán kiểm tra và thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

• Phần hình học không gian ở lớp 11 thì học sinh học theo hình thức tự luận, nhưng lên lớp 12 thì lại chuyển sang học theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

• Câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong sách giáo khoa đưa ra chưa nhiều và chưa phong phú để giáo viên và học sinh tham khảo.

• Việc kiểm tra và thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan dẫn đến việc học sinh có tâm lý ỷ lại, không chịu học.

• Nguồn tài liệu tham khảo dùng cho giáo viên và học sinh về thi trắc nghiệm khách quan rất ít.

3 Giải pháp

Để việc dạy học chủ đề khối đa diện, mặt cầu, mặt trụ, mặt nón theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan đạt hiệu quả cao phục vụ cho kì thi THPT Quốc gia năm 2017, tôi xin nêu ra một số giải pháp sau

3.1 Đổi mới phương pháp giảng dạy

3.1.1 Dạy rộng, không dạy sâu

Sẽ là sai lầm nếu nói rằng cách thi không ảnh hưởng gì đến cách học. Chắc chắn là với đề thi trắc nghiệm, khi số câu hỏi là rất nhiều và không còn những câu hỏi hóc búa thì nội dung học sẽ phải khác. Không cần phải đi vào những vấn đề chuyên sâu nhưng đồng thời phải học đều hơn toàn bộ chương trình. Trước đây khi dạy thi tự luận chủ đề này ta chỉ quan tâm nhiều đến phần thể tích khối đa diện mà xem nhẹ phần mặt cầu, mặt trụ, mặt nón. Nhưng giờ đây với việc dạy theo hình thức trắc nghiệm thì ta phải xem các nội dung này là như nhau. Đề thi trắc nghiệm khách quan tốt luôn bao quát kiến thức, kiểm tra học sinh theo chiều rộng. Vì vậy cần dạy thật đầy đủ các nội dung trong sách giáo khoa, không được xem nhẹ phần nào.

3.1.2 Chuyển đổi bài tập tự luận sang trắc nghiệm

• Trong phần bài tập của sách giáo khoa ta xem có những bài nào không còn phù hợp với phương pháp thi trắc nghiệm, những bài tập nào nên dạy, những bài tập nào nên sửa đổi lại cho phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm. Chẳng hạn những bài tập dạng chứng minh hay những bài tập tìm quỹ tích thì ta không nên dạy sâu. • Chia bài tập tự luận ra nhiều bài tập trắc nghiệm.

Ví dụ 1. Cho tứ diện đều ABCD cạnh a.

Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng A. a2 2 4 B. a2 3 4 C. a2 3 2 D. a√ 3 2

Câu 2.Chiều cao của tứ diện là: A. a√ 6 3 B. a√ 6 2 C. a√ 2 3 D. a√ 3 2

Câu 3.Thể tích của tứ diện là: A. a2 2 12 B. a3 3 12 C. a3 2 12 D. a3 3 4

3.1.3 Củng cố kiến thức qua các bài tập trắc nghiệm

Thông thường khi dạy xong một bài hay một nội dung nào đó ta thường củng cố bằng cách cho học sinh nhắc lại kiến thức vừa học, thay vì làm việc đó ta nên cho học sinh làm một vài câu trắc nghiệm ở mức độ nhận biết nhằm khắc sâu kiến cũng như làm quen với bài tập trắc nghiệm.

Ví dụ 2.

Câu 1.Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất:

A. Hai mặt. B. Ba mặt. C. Bốn mặt. D. Năm mặt.

Câu 2.Khối đa diện đều nào sau đây có mặt không phải là tam giác đều? A. Thập nhị diện đều

B. Nhị thập diện đều

C. Bát diện đều D. Tứ diện đều

Câu 3.Thể tích khối chóp có diện tích đáy B và chiều cao h là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A.V = 13Bh B. V =Bh C. V = 12Bh D. V = 3Bh

3.2 Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá

• Khi kiểm tra nên cho học sinh làm những câu trắc nghiệm bằng phương pháp tự luận, như vậy giáo viên sẽ biết được trình độ của học sinh, những sai sót của học sinh để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

• Kiểm tra 15 phút và kiểm tra một tiết nên cho bằng phương pháp trắc nghiệm. Sau mỗi bài kiểm tra trắc nghiệm giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách làm bài trắc nghiệm để được hiệu quả cao nhất. Khi sửa bài trắc nghiệm, giáo viên nên yêu cầu học sinh giải thích phương án mà học sinh đã lựa chọn.

• Đối với đề thi trắc nghiệm câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn (a, b, c, d), mỗi câu đều đưa ra lời dẫn và các phương án lựa chọn. Trước hết giáo viên căn dặn học sinh nên đọc kỹ lời dẫn, yêu cầu của từng câu trong đề thi.

• Bên cạnh việc giúp học sinh giải tìm ra câu trả lời đúng, giáo viên nên hướng dẫn học sinh biết loại trừ các phương án sai để tìm ra đáp án đúng.

3.3 Xây dựng bộ đề trắc nghiệm

Việc xây dựng các đề thi trắc nghiệm là không đơn giản. Nếu chúng ta làm đề không đúng cách, sa đà vào những định hướng xây dựng mang tính chủ quan, sẽ làm rối học sinh và dẫn chúng đi không đúng hướng. Theo tôi, có 2 giải pháp cho việc xây dựng đề ôn luyện cho học sinh: một là tham khảo ở các nguồn đáng tin cậy, hai là tổ chức xây dựng tập thể, có phản biện cẩn thận.

Khi xây dựng đề thi, cố gắng tuân thủ một cách tương đối ma trận đề với bốn mức độ đó là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Qua tham khảo đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT ta thấy phần chủ đề khối đa diện, mặt cầu, mặt trụ, mặt nón có 8 câu được chia theo các mức độ sau: Nhận biết có 3 câu, thông hiểu có 2 câu, vận dụng thấp có 2 câu, vận dụng cao có 1 câu.

Để bộ đề được phong phú ta cần chú ý một số yếu tố sau

• Đưa vào một tỷ lệ tương đối các câu hỏi lý thuyết, các câu hỏi định tính khi mà câu trả lời không phải là số hay công thức.

• Sử dụng các hình thức truyền tải thông tin khác nhau: dùng công thức, dùng lời văn, dùng hình vẽ...

• Mỗi chủ đề cố gắng xây dựng một câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, các ví dụ ứng dụng thực tiễn.

• Khi xây dựng các phương án nhiễu, cần dự đoán xem học sinh có thể có những sai lầm, nhầm lẫn nào, tránh ra những phương án nhiễu quá hiển nhiên sai.

4 Kết luận

Việc dạy học chủ đề khối đa diện, mặt cầu, mặt trụ, mặt nón theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan là hết sức cần thiết và cấp bách, nhằm giúp học sinh định hướng cũng như làm quen với trắc nghiệm khách quan phục vụ tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới đạt kết quả cao. Trên đây là một số ý kiến của cá nhân. Dạy học theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan là một công việc mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy trắc nghiệm cũng còn hạn chế, vì vậy rất mong được sự đóng góp nhiều ý kiến của quí thầy, cô và đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu Ki yeu toan hoc 2016 (Trang 53 - 57)