Cách vay mượn từ trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Tu ngu tieng Anh trong tieng Han hien dai (Trang 27 - 29)

5. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.Cách vay mượn từ trong tiếng Việt

Cách mượn từ nước ngoài trong tiếng Việt như sau: 1/ Sử dụng Hán Việt

Cách này được áp dụng cho các từ mượn tiếng Hán và các từ Âu Mĩ

mà tiếng Hán là trung gian. Ví dụ :

thân, bình, chính, nhân dân, dưỡng khí, sinh tố.

2/ Dịch ra tiếng Việt

Các từ nước ngoài được dịch nghĩa ra tiếng Việt. Ví dụ :

bottle neck : nút cổ chai, visiting card : danh thiếp,lá thắm chỉ hồng.

3/ Phiên.

Phiên được sử dụng cho các từ mượn tiếng Pháp, tiếng Anh trên cơ sở

―phiên chuyển‖.

- Phiên âm là phỏng theo cách đọc (âm đọc) của nguyên ngữ.

- Phiên chuyển là phỏng theo âm đọc nguyên ngữ kết hợp với cách đọc bằng tiếng Việt đối với các từ này ( mà cách gọi quen thuộc là ―kết hợp giữa phiên âm và chuyển tự‖ ). Ví dụ :

Từ valentine, nếu phiên âm phải là ve-lơn-thai, còn nếu theo cách

phiên chuyển thì là va-len-tin.

Cả hai kiểu phiên trên (phiên âm và phiên chuyển) được thể hiện như sau :

Phiên  viết rời, gồm :

+ Viết rời, có dấu chữ, dấu thanh và có gạch nối. Ví dụ :

xì-căng-đan, mít-tinh, cà-phê.

+ Viết rời có dấu chữ, dấu thanh và không có gạch nối. Ví dụ :

xì căngđan, mít tinh, cà phê.

Phiên  viết liền, gồm :

+Viết liền có dấu chữ, dấu thanh.Ví dụ :

xìcăngđan, míttinh, càphê.

+Viết liền không có dấu thanh.Ví dụ:

xicăngđan, mittinh, caphê.

4/Viết theo nguên dạng

Giữ nguyên cách viết của tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếp qua con đường tiếng Anh, tiếng Pháp. Ví du:

Acide/acid, computer,cravate,café

Một phần của tài liệu Tu ngu tieng Anh trong tieng Han hien dai (Trang 27 - 29)