5. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Vị trí tiếng Anh trong tiếng Hán
Cùng với sự phát triển của toàn cầu hóa và cùng với công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và Trung Quốc ra nhập vào WTO, tiếng Anh ngày còn có sức ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống của nhân dân Trung Quốc.
Trước đây người Trung Quốc nghĩ rằng, tiếng Anh chỉ xuất hiện trong các lĩnh vực ngoài giao, thương mại, công nghiệp thông tin, Internet, v.v. Dường như, tiếng Anh cách người Trung Quốc xa. Nhưng bây giờ tiếng Anh đã xâm nhập vào đời sống của người dân Trung Quốc. Có thể nói, dù ít hay nhiều, mọi người Trung Quốc đều phải tiếp xúc với tiếng Anh.Ví
Donal,... đã và đang tràn ngập khắp ở các Trung Tâm thương mại lớn ở Trung Quốc. Trên các ấm phẩm như báo chí, tạp chí, các chương trình trên truyền hình, nhất là chương trình quảng cáo, ca nhạc thể thao thường xuyên xuất hiện tiếng Anh.
Tiếng Anh có sức ảnh hưởng mạnh, thể hiện rất rõ ràng ở Trung Quốc là từ khoảng 20 năm trở lại đây. Một số lượng lớn từ ngữ tiếng Anh xuất hiện nhanh chống trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay ở Trung Quốc, các phương tiện truyền thông trung ương sử dụng tiếng Anh gồm: 1 kênh truyền hình, 1 kênh phát thanh ngoại ngữ, 9 cơ quan chuyên làm báo hàng ngày và tuần báo tiếng Anh, 10 cơ quan chuyên làm tạp chí tiếng Anh và 9 trạm Internet tiếng Anh. Đấy là chưa kể các phương tiện khác. Điều này cho thấy, bên cạnh tiếng Hán với tư cách là ngôn ngữ quốc gia, thì tiếng Anh đóng vai trò quan trọng. Tiếng Anh có sức ảnh hưởng mạnh còn thể hiện về số lượng người Trung Quốc học tiếng Anh. Theo thống kê, ở Trung Quốc bây giờ có 30 triệu người đang học và sử dụng tiếng Anh và số lượng này đang ngày một tăng. Sự nhiệt tình của học tiếng Anh của người Trung Quốc hiện nay có thể nói là xưa nay chưa từng có.
Hiện tượng này xuất hiện có quan hệ mật thiết với chính sách cải cách mở cửa của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Hiện nay ở Trung Quốc nhà nước yêu cầu tất cả học sinh học trên trung học sơ cấp đều phải học tiếng Anh. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục quy định, đối với những thành phố có
điều kiện thì sẽ phổ cập tiếng Anh từ tiểu học. Thậm chí, không ít bác cha mẹ đã cho con em mình học tiếng Anh từ mẫu giáo. Tiếng Anh trở thành môn thi bắt buộc đối với các cuộc thi vào đại học và thi vào cao học thạc sĩ, thi vào nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tiếng Anh cũng là một môn thi nâng ngạch đối với công chức và là tiêu chí đề bạt cán bộ. Tiếng Anh cũng trờ thành một cung cụ, kỹ năng cần thiết khi xin việc. Cho nên, có thể nói, tiếng Anh là một môn ngoại ngữ có vị trí rất cao trong xã hội Trung Quốc.
Do tiếng Anh có sức ảnh hưởng mạnh ở Trung Quốc nên ai cũng thấy cần phải học và sử dụng nó. Từ đây dẫn đến việc dụng các từ ngữ tiếng Anh trong lời ăn tiếng nói hàng ngày trở thành một thói quen và hiện tượng này đã làm cho rất nhiều từ ngữ tiếng Anh đi vào hệ thống từ vựng tiếng Hán, tạo nên từ mượn Anh vào trong tiếng Hán. Trong đó một số thì được Hán hóa, một số vẫn duy trì theo tính nguyên dạng của nó.