5. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Nhận xét chung
Khi từ ngữ của ngôn ngữ này gia nhập một ngôn ngữ khác chúng phải đồng hóa để phù hợp với ngôn ngữ đó. Các từ ngữ tiếng Anh nhập vào tiếng Hán thì phải Hán hóa.
Xét từ góc độ ngôn ngữ, sự Hán hóa của từ mượn Anh liên quan đến các yếu tố trong cấu trúc của ngôn ngữ, đó là: ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Nói cách khác, khi các từ ngữ tiếng Anh nhập vào tiếng Hán phải được Hán hóa, tức là phải có kết cấu ngữ âm xác định và ngữ nghĩa xác
định như tiếng Hán thể hiện trên văn bản hoặc sách vở là phải có hình thức chữ viết xác định và ngữ nghĩa xác định như tiếng Hán.
Xét về đặc điểm của tiếng Hán và chữ Hán có thể thấy, quá trình Hán hóa của từ ngoại lai nói chung, từ tiếng Anh nói riếng vừa liên quan đến nhân tố ngôn ngữ tự thân vừa liên quan đến việc sử dung trong xã hội. Vì thế đây là một vấn đề hết sức phức tạp. Cho nên các từ ngữ tiếng Anh được Hán hóa, vừa phải có kết cấu ngữ âm như tiếng Hán, có ngữ nghĩa xác định, vừa phù hợp với đặc điểm hình thức cấu trúc từ vựng tiếng Hán còn phải biểu nghĩa rõ rằng.
Từ đây có thể quy sự Hán hóa của từ ngữ tiếng Anh ở hai phương diện: nội dung và hình thức. Nội dung của Hán hóa chủ yếu thể hiện ở bình diện ngữ nghĩa; phương diện hình thức của Hán hóa chủ yếu thể hiện ở ngữ âm, hình thái cấu trúc và chữ viết.
2.2.2. Hán hóa từ ngữ tiếng Anh ở bình diện ngữ nghĩa
Khi các từ ngữ tiếng Anh du nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Hán, so với nghĩa vốn có của chúng sẽ có một số khác biệt. Phần lớn những từ này khi du nhập vào tiếng Hán đều đã có sự thay đổi về ngữ nghĩa so với khái niệm gốc của nó. Bởi hai dân tộc khác nhau trong quá trình tiếp xúc ắt hẳn phải làm quen với rất nhiều những khái niệm của đối phương mà dân tộc mình không có.
Ở bình diện ngữ nghĩa này, vay mượn từ ngữ tiếng Anh và Hán hóa cũng áp dụng những phương pháp như:dịch nghĩa, kết hợp dịch âm và
dịch nghĩa, dựa vào những phương thức mà có thể chia các từ mượn Anh thành những trường hợp như sau: