Chuẩn hoá từ mượn Anh trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Tu ngu tieng Anh trong tieng Han hien dai (Trang 74 - 77)

5. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Chuẩn hoá từ mượn Anh trong tiếng Việt

Từ ngoại lai hiện đang xuất hiện ngày một nhiều trong tiếng Việt. Từ gốc nhìn theo diễn tiến của lịch sử, tiếng Việt đã tiếp thu một số lượng không nhỏ các từ ngữ của các ngôn ngữ khác để làm giàu cho vốn từ của mình.

Trước hết phải khẳng dình rằng, từ ngoại lai là một nguồn bổ sung từ ngữ cho bất kỳ một ngôn ngữ nào, trong đó có tiếng Việt. Các thế hệ người Việt Nam khi sử dụng tiếng Việt đã tiếp nhận, đồng hóa các từ ngữ nước ngoài để chúng thực sự trở thành những từ ngữ Việt như bất kỳ những từ ngữ Việt nào khác. Sở dĩ có biết bao nhiêu từ ngữ gốc tiếng nước ngoài, đặc biệt là gốc Ấn-Âu mà người sử dụng tiếng Việt hàng

ngày không có cảm giác là gốc ngoại, chính là nhờ sự Việt hóa cao độ ở cả cách đọc lẫn cách viết. Điều này khẳng định rằng, đồng hóa, chuẩn hóa và quy phạm hóa các từ ngữ nước ngoài khi nhận vào tiếng Việt là một tất yếu trong cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói riêng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung.

Ở Việt Nam công việc chu ẩn hoá tiếng Việt đã được chú ý từ những năm đầu thế kỷ XX , bởi các nhà khoa học , các nhà báo nhà văn và các nhà chính trị. Nội dung chủ yếu trong quan niệm về chuẩn mực hoá ở thời kỳ này là : cần phải bảo vệ bản sắc của tiếng Việt , giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt , không lạm dụng các từ vay mượn nước ngoài n ếu không cần thiết.

Nhìn lại sơ lược về lịch sử phát triển của tiếng Việt có th ể thấy rằng: trong sự tiếp xúc với tiếng Hán và tiếng Pháp , tiếng Việt đã vay mượn nhiều yếu tố của hai ngôn ngữ này , đặc biệt là tiếng Hán. Đặc biệt những yếu tố vay mượn từ tiếng Hán từ trước cho tới nay đều được phát âm theo cách riêng của người Việt mà trong giới ngôn ngữ học thường gọi là

"cách đọc Hán - Việt" VD: 山--> sơn, 北京--> Bắc Kinh. Còn lại việc

vay mượn từ tiếng Pháp cũng như nhiều từ gốc ngoại Ấn - Âu trong tiếng Việt đã trải qua con đường như sau: đầu tiên là dịch nghĩa hay phiên âm qua cách đọc Hán - Việt, rồi sau trở lại tiến g gần đến cách viết , cách đọc của nguyên ngữ (ngôn ngữ gốc). Thí dụ: Montesquieu (nguyên ngữ tiếng

Mông-tét-ski-ơ (phiên âm theo tiếng Pháp , có biến đổi cho phù hợp với tiếng Việt). Thay đổi cách tiếp cận như vậy do tác đ ộng của yếu tố tâm lý - ngôn ngữ. Coi chất liệu Hán - Việt là "dễ nghe" hơn chất liệu Ấn - Âu về cơ bản là cách nghĩ , là tâm lý của thế hệ những người song ngữ Việt -Hán đầu thế kỷ XX ; còn với lớp người song ngữ Việt - Pháp sau đó và gần đây là song ngữ Việt - Nga và nhất là song ngữ Việt - Anh hiện nay thì nổi lên là yêu cầu phải đạt được sự chính xác trong dùng từ ; thí dụ: từ

marketing mới được du nhập và o tiếng Việt mấy năm gần đây (khi Việt

Nam bước vào thời kỳ Đổi mới và chuyển sang nền kinh tế thị trường )

lúc đầu được dịch là "tiếp thị" , nhưng gần đây có xu hướng phổ biến là

dùng phiên âm: ma-két-tinh để biểu thị chính xáckhái niệm. Lẽ tất nhiên,

khi có thể dịch chính xác thuật ngữ Ấn - Âu sang tiếng Việt thì chuẩn vẫn sẽ là sự lựa chọn yếu tố Việt hay Hán - Việt; thí dụ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì trong tiếng Việt đã xuất hiện từ "đồng thuận" để dịch từ " consensus " của tiếng Anh.

Trong bối cảnh có những sự lựa chọn khi thì thiên về mặt âm khi thì thiên về mặt nghĩa như vừa nêu, trong tiếng Việt hiện nay đang có những trường hợp được gọi là "lưỡng khả " ( two possibilities ), nghĩa là song song tồn tại hai cách nói , cách viết chứ chưa có một cái nào trong số đó

được coi là chuẩn ; thí dụ: Festival --> Phét-ti-van ( phiên âm, ấn - âu) /

Lễ hội (dùng yếu tố Hán - Việt).. (13, tr 74-75)

có thể phát hiện ra, ẩn dưới bề sâu của chúng, những quan điểm khoa học khác nhau về sự bảo vệ và phát triển một ngôn ngữ , về các phong cách chức năng của ngôn ngữ , về sự kế hoạch hoá ngôn ngữ ...trong bối cảnh hiện nay của sự khu vực hoá, toàn cầu hoá. Trong sự phát triển của xã hội, ngôn ngữ luôn là một nhân tố đóng vai trò quan trọng. Vị trí và vai trò ấy đặt ra yêu cầu chuẩn hoá nó về mặt chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, và ngữ âm. Chuẩn hoá tiếng Việt là xác định tính chất đúng đắn và thống nhất của các quy tắc trong ý thức "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", tức là giữ gìn cái bản sắc đẹp đẽ, cái bản lĩnh độc đáo của tiếng Việt, đồng thời xác nhận những hiện tượng mới nảy sinh trong quá trình phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Tu ngu tieng Anh trong tieng Han hien dai (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)